Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống


Nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ trẻ con tuổi đang lớn chỉ có ăn, học, chơi và ngủ thì làm gì có “áp lực cuộc sống”. Nhưng quan niệm này là không đúng, trẻ vẫn có thể bị stress từ những vấn đề tưởng chừng “làm gì có” này.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Stress trong cuộc sống thường nhật có thể khiến trẻ chán ăn, mất ngủ, khó chịu và mất tập trung trong việc học và nhiều vấn đề khác, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ loại bỏ stress khỏi cuộc sống?

Stress là gì?

Stress là cảm giác thấy lo lắng hoặc không thoải mái về một thứ gì đó. Những lo lắng này trong đầu có thể khiến cơ thể cảm thấy tồi tệ, dẫn đến những cảm xúc như bực dọc, mỏng manh dễ vỡ, sợ hãi. Những cảm xúc này có thể gây nên cơn nhức đầu hoặc đau bao tử.

Khi bị stress, trẻ có thể không có cảm giác muốn ăn hay ngủ, hoặc ngủ hay ăn nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có thái độ cáu kỉnh, hoặc gặp vấn đề trong việc chú ý ở trường và ghi nhớ sự việc ở nhà.

Nguyên nhân gây ra stress

Khi bực dọc, sợ hãi hay lo lắng, cơ thể tạo ra hormone cortisol gây bồn chồn, sợ sệt hoặc thậm chí là cảm giác hoảng loạn trong cơ thể. Mang cảm giác này quá lâu có thể khiến trẻ bị nhức đầu, đau dạ dày hoặc khó ngủ.

Có rất nhiều thứ có thể gây ra stress trong cuộc sống của trẻ. Ta có thể tạm chia stress thành dạng tốt và xấu. Dạng tốt có thể xảy ra khi trẻ bị kêu lên bảng làm bài hay trả bài. Nó có thể khiến trẻ thấy lo lắng, bồn chồn trong người nhưng đây là dạng stress tốt, giúp trẻ hoàn thành công việc.

Trong khi đó, dạng stress xấu có thể xảy ra nếu cảm giác căng thẳng vẫn tiếp tục kéo dài. Chẳng hạn trẻ sẽ không cảm thấy tốt khi cha mẹ cãi lộn, hay có người trong gia đình bị bệnh, hoặc trẻ gặp những vấn đề ở trường hay gặp những sự việc không hay khiến trẻ bất bình mỗi ngày. Dạng stress này vừa không giúp được gì cho trẻ, trái lại còn khiến trẻ “ốm”.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ?

Trong các trường hợp phát hiện trẻ có vấn đề trong cuộc sống, bậc phụ huynh có thể gợi ý trẻ những hoạt động sau để giải tỏa áp lực trong cuộc sống.

Chạy, nhảy và chơi

Chạy, chơi thể thao hoặc leo các thanh đu mỗi ngày có thể giúp trẻ loại bỏ stress.

Nghĩ đến một cuốn phim thú vị trong đầu

Chỉ cần nghĩ đến điều gì đó tốt đẹp cũng có thể giúp “xử lý” stress. Khi bình tĩnh, nhịp tim chậm lại sẽ giúp trẻ phản ứng tốt hơn khi đang bực dọc. Bạn có thể dạy trẻ tập tưởng tượng một đoạn phim “đẹp” trong đầu, chẳng hạn như tưởng tượng một nơi nào đó mà trẻ thấy thư thái.

Chơi nhạc

Chơi nhạc có thể giúp xả stress hiệu quả, dù là chơi piano, organ, thổi kèn hay đàn ghi-ta. Nếu gia đình bạn không có nhạc cụ thì có thể cho trẻ dùng đũa gõ lên nồi niêu xoong chảo trong nhà theo nhịp để tạo âm thanh. Tất nhiên không thể để trẻ lạm dụng gây “náo nhiệt” trong nhà.

Thở sâu và lặp lại

Hít vào thật sâu rồi từ từ thở ra chậm rãi cũng có thể giúp trẻ thư giãn. Bạn có thể hướng dẫn trẻ tập điều này trong 10 phút: tưởng tượng dạ dày là một trái bóng, từ từ hít vào thật sâu rồi thở ra nhẹ nhàng, lặp lại một từ vui nào đó khi thở ra. Cách này rất hữu dụng và trẻ có thể áp dụng ở khắp mọi nơi mà không ngại bị ai đó “phát giác”.

Dùng tay và chân

Dạy trẻ giả làm một con búp bê hoặc hình nộm với chân và tay có thể tách rời cùng với stress. Bạn có thể hướng dẫn trẻ tập trung vào các bộ phận trên cơ thể và thả lỏng các cơ để xả stress. Hãy thử bắt đầu với tay trái và gồng lên rồi thả lỏng nó ra. Làm thế 3 lần với mỗi tay, mỗi cổ tay rồi đến mỗi chân. Cách này còn hiệu quả khi trẻ bị mất ngủ vì stress nữa.

Cười thật lớn

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy cười có thể giảm stress hay thậm chí giúp bạn không bị bệnh tật. Vì thế hãy dạy trẻ những cách để cười thật đơn giản như thi với bạn bè xem ai kể truyện cười vui nhất. Hoặc bật cho trẻ xem những chương trình truyền hình hoặc hoạt hình, phim vui nhộn thay vì những phim “nghiêm túc” hay ma quái. Hoặc bạn cũng có thể kể cho trẻ nghe những truyện cười bạn “thu lượm” được từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả những trò quậy vui vẻ của bạn hồi nhỏ.

Trò chuyện với thú cưng

Trong trường hợp trẻ không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, giải pháp cho trẻ là trò chuyện với thú cưng. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu cho thấy những ai nuôi thú thường ít stress hơn. Ngoài ra, chó và mèo đều là những người bạn lắng nghe rất tuyệt!

Ca hát

Khi ca hát, người ta thường phải lấy hơi, chưa kể âm nhạc cũng tạo cảm giác sôi động. Bạn có thể bày trỏ hát những giai điệu mà trẻ thích trong khi tắm hoặc bất kỳ khi nào khác. Tuy nhiên, khi trẻ hát trong phòng tắm thì giọng sẽ lớn và nghe mạnh hơn, đó là ưu thế khi hát trong phòng tắm.

Ngửi hương thơm

Những mùi như oải hương, hương thảo và gỗ đàn hương không chỉ thơm mà còn có thể hạ hormone gây stress cho cơ thể. Các mùi hương này có thể tìm thấy dễ dàng trong các loại dầu tắm. Bạn cũng có thể dùng hương thảo khô hoặc tự trồng hương thảo hay oải hương trong vười nhà.

Tạm ngừng chơi trò chơi điện tử

Trò chơi điện tử đúng là vui, nhưng không giúp thư giãn. Chúng bắt não phải hoạt động cật lực. Bạn không nên cho trẻ chơi điện tử nhiều hơn hai tiếng mỗi ngày với bất kỳ thiết bị nào có thể chơi game, như máy tính, tivi, hay điện thoại di động, máy tính bảng, máy điện tử cầm tay hay gia đình v.v… Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ chơi những thứ khác như vẽ, đọc sách, ráp LEGO hoặc chụp hình. Những hoạt động này sẽ giúp đầu óc thư giãn, làm cho cơ thể cũng cảm thấy tốt hơn.


Những bài tập yoga phù hợp cũng có thể giúp trẻ “xóa” stress.

Tập yoga

Tập yoga khá vui và còn có thể giúp xả stress. Hãy dạy trẻ một vài tư thế giống như mèo hay bò. Đứng bằng cả 2 tay và 2 chân rồi cong lưng lên như mèo, sau đó nằm xuống như con bò. Hoặc bạn có thể hướng dẫn trẻ “thụt xì dầu”, ngồi mọp xuống rồi đứng lên thật nhanh, hét lớn thứ mà trẻ không thích chẳng hạn như “bài tập về nhà”. Bạn có thể tìm các đĩa DVD hướng dẫn tập yoga cho trẻ tại các tiệm băng đĩa, hoặc tìm lớp dành riêng cho trẻ ở các trung tâm thể dục..

Ra ngoài chơi

Ra ngoài chơi cũng mang lại tâm trạng tốt cho trẻ, điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu. Thậm chí chỉ cần nhìn ra thiên nhiên từ cửa sổ cũng tạo ảnh hưởng. Vì thế bạn có thể khuyến khích trẻ ngoài ngoài sân hoặc đưa trẻ ra công viên đi bộ thư giãn. Bạn có thể cùng trẻ tìm những chiếc lá có hình dáng lạ, ném đá cuội vào hồ nước hoặc chỉ đơn giản là ngã lưng giữa công viên để ngắm hình dạng những đám mây.

Nhảy múa

Bất kỳ bài tập nào cũng có thể giúp trẻ cảm thấy khá hơn khi bị stress. Nhưng nhảy múa có thể tạo hiệu quả gấp đôi nhờ vào chuyển động khi nhảy múa và âm nhạc có thể khiến trẻ xả stress nhanh hơn. Không khó khăn khi thực hiện, chỉ cần mở bài nhạc trẻ yêu thích và để trẻ nhảy múa theo nhịp. Tuy nhiên bạn đừng quên dặn trẻ đóng cửa “phòng nhạc” để không làm phiền các thành viên khác trong gia đình và mở âm lượng vừa phải.

Nghĩ về những điều đúng trong ngày

Khi cảm thấy stress, trẻ có thể chỉ muốn một mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên hướng dẫn trẻ điểm lại những gì đã xảy ra trong ngày và lưu giữ lại những điều tốt, cho dù chỉ là những điều nhỏ nhặt. Ví dụ đó có thể là khi trẻ kể một câu chuyện cười và mọi người đều lăn ra cười bò, hoặc trẻ đã có một tiết học rất thú vị ở môn vẽ. Hãy hướng dẫn trẻ ghi lại danh sách những điều tốt này, và sau đó lại xem lại và thêm mới vào ngày hôm sau và cứ thế.

Tìm sự cân bằng

Cách tốt nhất để stress không tới kiếm là có một cuộc sống cân bằng. Nghĩa là trẻ có những quyết định hợp lý về “chi tiêu” thời gian trong ngày. Nếu trẻ chỉ học và học mà không có thời gian chơi, trẻ sẽ bị stress. Hãy giúp trẻ ghi nhớ 4 điều để có một cuộc sống cân bằng là: ngủ đủ giấc, tập thể dục mỗi ngày, thời gian thư nhàn (với điều gì đó thú vị và vui vẻ), và ăn uống điều độ.

Giúp trẻ giải tỏa stress cũng cần đến sự quan tâm đúng lúc từ bậc phụ huynh. Phần lớn, các vấn đề của trẻ đều có thể được giải quyết từ những giải pháp của bậc làm cha làm mẹ. Đừng vì chút danh hảo mà bắt trẻ phải học tập suốt ngày, không có thời gian chơi. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên rằng ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ cũng là hai cách tuyệt vời để “dẹp tan giặc stress”. Bạn biết phải làm gì để giúp trẻ rồi chứ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét