Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Bạo hành học đường : Con bạn có bị bắt nạt?

Nếu bé đột nhiên không muốn đến trường hoặc mang theo vài vết xước, vết bầm về nhà, mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Rất có thể, bé cưng đang là nạn nhân của nạn bạo lực học đường


Đồ chơi trẻ em Ikids - Chuyên những sản phẩm đồ chơi thông minh, đồ chơi đất nặn an toàn và chất lượng, mang lại cho bé yêu những giây phút trải nghiệm và vui chơi bổ ích, rèn luyện trí não và thể chất, cho bé sự phát triển toàn diện.

Có thể bạn chưa từng nghĩ đến, nhưng hành vi bắt nạt có thể xuất hiện từ rất sớm, thậm chí ở lứa tuổi mầm non. Tuy những ảnh hưởng về thể xác có thể không đáng kể nhưng tổn thương về tinh thần có thể tồn tại rất lâu sau đó, thậm chí có thể trở thành nỗi ám ảnh suốt đời. Dù là kẻ khởi xướng hay nạn nhân, bé cũng cần được quan tâm và có những lời khuyên thích hợp, mẹ nhé!


Mẹ nên cẩn thận nếu đột nhiên con không muốn đến trường

Đầu gấu hay nạn nhân?

Khi con là nạn nhân:

- Bé không muốn đi học hoặc đột nhiên khóc mỗi khi được đưa đến trường

- Trước đây bé rất thích đi học, nhưng giờ thì không.

- Liên tục phàn nàn rằng bé đang bị làm phiền bởi một người bạn ở trường

- Đột nhiên không muốn chơi với bạn mà trước đó bé rất thích

- Trở nên sợ hãi, nhút nhát, thậm chí có dấu hiệu tự kỷ nhẹ

- Bé có những vết bầm, trầy xước trên người

- Bé tự có nhận xét tiêu cực về bản thân như “Không ai ưa con” hay “Con là kẻ thất bại”…

Khi bé là người bắt nạt:

- Bé luôn cần cảm thấy mình có quyền kiểm soát và mạnh mẽ

- Bé luôn cảm thấy mình không làm gì sai

- Bé có xu hướng bạo lực và dễ nổi giận, thậm chí bé có thể gây hấn với những người lớn tuổi hơn.

- Bé không có sự đồng cảm với người khác

Nếu con bạn là người “gây chuyện”:

- Đừng phớt lờ mọi chuyện: Phủ nhận vấn đề và những mối liên quan không phải là điều mẹ nên nghĩ đến. Có thể tất cả không phải lỗi của bé, nhưng bé sẽ có liên quan một phần nào đó. Hơn nữa, hù dọa hay gây tổn thương bạn khác chưa bao giờ là hành động nên làm cả.

- Tìm hiểu nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân khiến bé trở thành kẻ bắt nạt. Có thể bé đang muốn thu hút sự chú ý của mẹ hoặc bé cũng đang là nạn nhân của những đứa bé khác. Mẹ nên thường xuyên chú ý đến những hành động tốt của con, để bé cảm thấy mình vẫn đang được quan tâm. Ngoài ra, mẹ nên chú ý đến thời gian biểu hằng ngày của con, chú ý những điều nhỏ nhặt nhưng có ảnh hưởng đến lịch trình thông thường của bé.

- Dành thời gian nói chuyện với bé: Lắng nghe cảm xúc và câu chuyện của bé và đừng vội tỏ ra chỉ trích. Tìm hiểu những khía cạnh cụ thể và giúp bé hướng tới một giải pháp phù hợp.

- Giúp con biết đồng cảm với người khác: Thông thường, những bé bắt nạt sẽ không cảm thấy thông cảm cho “nạn nhân” của mình. Mẹ nên khuyến khích con thử đặt mình vào trường hợp của bạn khi thảo luận một “sự cố” nào đó. Sử dụng những từ ngữ đơn giản, ngắn gọn để mô tả cảm xúc của những bé khác

- Giải quyết “hậu quả”: Giúp con bạn hiểu những gì họ đã gây ra cho người khác, và tìm hiểu tại sao bé cư xử theo cách đó. Sau đó, mẹ có thể giúp con tìm những việc có ý nghĩa để cho thấy họ rất xin lỗi cho bất cứ điều gì họ đã làm.

MarryBaby

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét