Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Giúp con thông minh với những trò chơi đơn giản

Muốn con thông minh, mẹ hãy áp dụng những hoạt động trí tuệ hàng ngày sau đây, chúng sẽ giúp kích thích hoạt động não bộ của bé.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

1. Hãy giúp bé tăng khả năng ghi nhớ

Con trẻ rất hay quên. Vì vậy, bạn nên để con nhìn thấy gương mặt cha mẹ, ông bà, người thân một cách thường xuyên và đều đặn. Việc làm đó giúp phát triển khả năng tập trung và ghi nhớ của con.

2. Dạy con biết cười

Tế bào thần kinh gương trong não bộ của bé có khả năng giúp bé ghi nhớ và bắt chước những hành động mà bé thấy. Vì thế, con bạn sẽ có những nụ cười tươi từ sớm, nếu bạn hay vuốt ve và cười với con.

(Ảnh minh họa)

3. Dạy con tập phát âm nhờ việc mô phỏng

Từ ba tháng tuổi, bé nhà bạn sẽ rất thích thú với việc đưa tay lên miệng người lớn, chạm vào môi, lưỡi, hay răng bạn. Đó là một cơ hội tốt để cha mẹ chỉ cho con cách phát âm chữ cái, từ ngữ. Lời khuyên là bạn hãy tìm một chỗ nghỉ ngơi thật thoải mái, thư giãn (như giường, hoặc ghế dài), đặt con trong lòng và để con tự chạm tay vào miệng bạn khi bạn nói, hoặc hát những câu hát đơn giản.

4. Chơi trò “đoán đồ vật” với con

Mẹ hãy lấy một con thú bông, giấu trong một cái túi và đố con đoán vật. Mẹ cũng đừng để con đoán mò đơn thuần, hãy cổ vũ, kích thích bé đưa ra câu trả lời bằng những gợi ý: “Đây có thể là gì nhỉ? Nó mềm lắm!”. Khi bé còn đang suy nghĩ, mẹ hãy bất ngờ tiết lộ đồ vật bị giấu: “Đây rồi! Là một con thỏ bông!”. Việc làm đó sẽ giúp tăng khả năng ghép nối những ý nghĩ tách biệt của bé.

Ngoài ra, hai kỹ năng quan trọng hơn nữa mà bé sẽ học được thông qua trò chơi này là: nhìn vào vật mà người khác đang chỉ và chỉ vào vật để làm người khác chú ý – đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển khả năng nhận thức của bé.

(Ảnh minh họa)

5. Hãy để các bé tự do chơi

Mọi đồ vật đều có khả năng giúp bé phát triển nhận thức. Từ 6 tháng tuổi trở đi, cha mẹ hãy để trẻ chơi tự do (với cả đồ vật cứng và đồ vật mềm) trên nhiều bề mặt khác nhau (trên nền nhà, trên giường đệm). Các bé sẽ nhanh chóng nhận ra rằng tiếng động lớn nhất phát ra khi đập một vật cứng lên một bề mặt cứng (khi bé đập đi đập lại chúng). Vì vậy, chỉ cần thấy đó là thứ an toàn với con trẻ, thì cha mẹ đừng cản con gõ đồ vật xuống sàn nhà, mặt bàn. Đấy chính là lúc con bạn đang tìm hiểu và học hỏi thế giới.

6. Cùng bé cảm nhận đồ vật

Mọi thứ đều rất khác nhau nhau, từ cấu trúc, chất liệu, hình dạng hay cân nặng. Mẹ hãy để bé sờ tay vào chúng, đồng thời miêu tả cho bé nghe về đồ vật mà bé đang được chạm tay vào. Mẹ sẽ giúp bé sớm phân biệt được đồ vật nhờ vào phương pháp đó.

7. Tạo điều kiện cho bé học hỏi

Khi bé nghe thấy những âm thanh phát ra lúc anh chị bé chơi điện thoại, bé sẽ mong muốn được làm như vậy. Vì thế cha mẹ hãy tạo điều kiện cho bé chơi, nhưng không phải bằng cách hy sinh chiếc điện thoại cảm ứng đời mới của bạn. Thay vào đó, mẹ hãy đưa bé một chiếc điện thoại cũ để bé có thế bấm thỏa thích và nên nhớ đừng để chế độ im lặng nhé.

(Ảnh minh họa)

8. Tìm những đồ vật an toàn để bé tạo âm thanh

Bé nhà bạn rất thích gõ những vật dụng trong nhà. Bé cứ gõ đi gõ lại để chúng đều đều kêu mãi. Đó là một việc làm rất có ích cho sự phát triển nhận thức và trí tuệ của con trẻ, các mẹ nên chú ý và khuyến khích con chơi. Mẹ hãy lựa chọn những đồ vật an toàn như một chiếc bát nhôm, một chiếc thìa gỗ, để con thoải mái gõ đập.

9. Để con trẻ được làm việc cùng bạn

Đa phần các mẹ hay tranh thủ làm việc nhà như lau nhà, rửa bát, giặt giũ, khi con ngủ. Nhưng thật ra, các bé thích được nhìn bạn làm việc. Lời khuyên là mẹ hãy đặt con ở một vị trí êm ái và làm việc ngay gần đó, thình thoảng mẹ nhớ quay lại trò chuyện với con. Con bạn sẽ học được rất nhiều khi nhìn thấy mẹ chúng làm việc.

10. Khuyến khích con khi bé chơi

Nếu thấy bé nhà bạn đang chơi trò ú tim, bạn hãy cổ vũ, chơi theo bé hay cười thật tươi với bé. Vì não bé sẽ tiếp nhận những phản ứng của mọi người xung quanh về hành động của mình. Nếu được hưởng ứng, bé sẽ làm đi làm lại hành động đó, giúp kích thích quá trình phát triển phát triển nhận thức của con trẻ.

Theo Afamily

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Những hoạt động hè mang tính giáo dục cho trẻ

Dưới đây là 12 cách giúp trẻ có một kỳ nghỉ hè giải trí nhưng vẫn đầy tính giáo dục.

Nhiều bé sau thời gian nghỉ hè sẽ quên đi ít nhiều các kiến thức khi bắt đầu trở lại trường vào mùa thu. Để con luôn được học hỏi kể cả trong những ngày nghỉ không có nghĩa bạn phải cho con đi học hè, thay vào đó, hãy biến hoạt động mùa hè truyền thống thành những cơ hội học tập. Dưới đây là 12 cách giúp trẻ có một kỳ nghỉ hè giải trí nhưng vẫn đầy tính giáo dục.

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

1. Cung cấp cho con những bài học địa lý

Nếu kỳ nghỉ hè của con là được đi du lịch đó đây, hãy biến những chuyến đi đầy thú vị ấy thành cơ hội học hỏi địa lý. Bạn có thể tạo ra một cuốn sổ lịch trình độc đáo để con có thể lấp đầy bằng những bản đồ, trò chơi hoặc những ghi chú cá nhân về hành trình của mình.

2. Tham gia câu lạc bộ đọc sách

Tìm hiểu xem thư viện địa phương của bạn có tổ chức một chương trình đọc sách mùa hè đặc biệt cho trẻ hay không. Nếu không, bạn vẫn có thể tập hợp lũ trẻ hàng xóm hay con cái của bạn bè và “thành lập” một câu lạc bộ sách thân thiện cho các bé.


3. Tìm hiểu về đại dương

Mỗi lần bạn đưa con đi tắm biển hoặc đến vui chơi ở công ty đại dương, lũ trẻ đều có thể học được nhiều điều lý thú về cuộc sống trong lòng đại dương rộng lớn.

4. Trồng vườn

Bạn có thể đưa con về quê hoặc cho bé tham gia một khóa học sinh thái nhằm dạy bé biết cách trồng vườn cũng như cung cấp các bài học về sinh học.

5. Viết nhật ký

Khuyến khích con viết nhật ký về những hoạt động mình có trong kỳ nghỉ hè. Đây chính là cơ hội giúp con thực hành chính tả, từ vựng của mình – chưa đề cập đến việc giúp bé luyện tập khả năng viết văn của mình.

6. Thí nghiệm khoa học

Cho con thực hành một vài thí nghiệm khoa học dễ dàng, bé vừa được vui chơi khám phá vừa được học hỏi thêm nhiều điều.


7. Dạy toán qua nấu ăn

Vì nghỉ hè nên bé sẽ không có bài tập về nhà để làm, nhưng bạn vẫn có thể giúp con luyện toán bằng cách nhờ con giúp chuẩn bị bữa ăn. Bạn vừa có người trợ giúp nấu nướng, con bạn lại có thêm bài học về số lượng và thời gian.

8. Đi dã ngoại

Một chuyến đi dã ngoại khám phá không chỉ giúp trẻ hoạt động thể chất mà còn dạy trẻ nhiều kiến thức bổ ích về cây cối, muông thú cũng như khoa học.

9. Tới thăm viện bảo tàng

Bạn và con có thể thoát khỏi cái nóng mùa hè bằng một chuyến tham quan triển lãm viện bảo tàng lớn nhất thành phố bạn sống. Tại đây, bé sẽ học hỏi được nhiều thông tin hữu ích và thú vị.

10. Học ngoại ngữ

Nếu gia đình có điều kiện, bạn nên cho trẻ đi du lịch nước ngoài, nhờ vậy bé sẽ có cơ hội thực hành ngoại ngữ được học ở trường một cách thực tế nhất.

11. Những ứng dụng giáo dục

Vào những ngày mưa, bé không thể vui chơi bên ngoài, bạn vẫn có thể cung cấp cho con những bài học bổ ích qua những ứng dụng mang tính giáo dục trên các thiết bị điện tử thông minh. Đây là một cách vừa học vừa chơi hiệu quả cao mà các mẹ nên áp dụng.

12. Ngắm sao

Vào một ngày đẹp trời, bầu trời quang đãng không nhiều mây, hai mẹ con có thể cùng nhau ngắm sao trời, qua đó bạn sẽ dạy con biết những thông tin thiên văn học về các hành tinh và vì sao của vũ trụ.

Theo Afamily

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Bài học trên bàn ăn ba mẹ nên dạy con


Phép tắc khi ăn uống là một trong những cách cư xử cha mẹ nào cũng phải dạy con khi còn thơ. Tuy vậy, một vài phép tắc trong số đó, mặc dù đơn giản, nhưng cũng cần một khoảng thời gian để con có thể học tập và biết cách làm theo.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

1. Lời mời trước bữa ăn

Bạn dạy con trước khi ăn cơm, bé phải có lời mời những người lớn tuổi, đó là ông bà, bố mẹ, anh chị em… Đây là phép tắc, lễ nghĩa trên bàn ăn cơ bản và quan trọng mà bé cần học từ khi còn nhỏ. Bạn hãy chỉ ra cho trẻ lý do tại sao trước khi ăn phải mời người lớn trước. Đó chính là sự thể hiện tình cảm và tôn trọng mà tất cả mọi người đều làm.

2. Biết để khăn ăn vào lòng

Đây là phép lịch sự tối thiểu khi ăn uống của người nước ngoài hay trong những bữa tiệc. Nếu có thể, cha mẹ nên dạy bé phép lịch sự này khi ăn uống. Mặt khác, những bé nhỏ tuổi gắp thức ăn hay làm rơi vãi, bạn nên dạy con có thói quen mỗi lần ngồi vào bàn ăn là trải khăn vào lòng. Khăn ăn được trải ra sẽ đỡ những thức ăn bé đánh rơi, cũng như giúp thức ăn không vấy bẩn vào quần áo của bé.

3. Nhờ người khác lấy hộ thức ăn

Nếu con phải đứng dậy hoặc rướn người mới lấy được thức ăn ở phía xa, bạn nên bảo con thay vì vất vả nhoài người lấy đồ ăn, con có thể nhờ người khác lấy hộ. Con nên nhờ người ngồi gần đĩa thức ăn đó nhất lấy hộ, sau đó đưa lại cho con.


4. Những hành động không cần phải suy nghĩ

Có thể con bạn đã biết những hành động này, nhưng đôi khi bạn vẫn cần nhắc nhở con rằng không ai làn như vậy khi ăn uống. Lấy những chuẩn mực từ phía ông bà, anh chị lớn tuổi để làm ví dụ thực tế cho bé chứ đừng nói như rao giảng. Những thói quen xấu sau đây cần được chỉ ra ngay lập tức thì trẻ mới không quên.

– Không chống tay khi ăn.

– Không vừa ăn và nói khi miệng còn đầy thức ăn.

– Không nhai tóp tép hoặc nuốt thức ăn có tiếng ừng ực.

– Cầm bát lên khi gắp thức ăn vào miệng.

– Không nghịch thiết bị điện tử khi ngồi vào bàn ăn.

5. Biết nói cám ơn và không chê đồ ăn

Biết trân trọng công sức người nấu đã vất vả làm bằng cách không chê bai đồ ăn, không bỏ phí quá nhiều và đặc biệt là biết cảm ơn người đã nấu những món ăn ngon cho mình. Nói để bé hiểu đó là những hành động lịch sự trong cách ứng xử khi ăn uống và cho biết đó mới là hành động đúng và đáng được khen ngợi.

Theo Afamily

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Mẹ cần chuẩn bị cho bé những kĩ năng gì khi chuẩn bị vào lớp 1

Hầu hết các bậc cha mẹ đều tỏ ra lo lắng khi bé chuẩn bị bước vào lớp 1. Các nhà giáo dục khuyên rằng, nếu bạn biết củng cố một số kỹ năng đơn giản như đếm số, dạy bé biết tự mặc áo, đi giày… bé sẽ không còn bỡ ngỡ khi tới trường nữa.


Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Bạn có thể tham khảo 20 kỹ năng cần dạy bé trước khi con vào lớp 1

1. Học thuộc bảng chữ cái

Ngày nay, có rất nhiều bài hát hoặc những loại đồ chơi vui vẻ có tác dụng giúp bé học thuộc lòng bảng chữ cái. Bạn cũng nên giúp bé cách phát âm chuẩn. Nhiều bé bị ngọng khi nói chữ “l” hay “n” hay phát âm sai chữ “p” và “b”.

2. Biết viết tên mình

Đọc và viết là hai kỹ năng khó khăn khi bé bắt đầu làm quen với bảng chữ cái. Cách tốt nhất là bạn có thể trở thành cô giáo tại gia cho bé. Chuẩn bị một tờ giấy trắng, bút chì, tẩy, bạn viết thật to tên của bé trên giấy và hướng dẫn bé tô lại. Tiếp đến, bạn cầm tay và cùng bé viết lại tên cho đến khi thành thạo.


3. Thuộc nhiều bài hát

Giai điệu và ngôn từ qua bài hát là cách thú vị giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Bạn chớ nên ngại ngùng khi cất cao giọng, hát tặng bé những bài ngộ nghĩnh. Các bé thường có xu hướng nhanh thuộc lời bài hát hơn khi cùng được ngân nga hàng ngày với cha mẹ. Không những thế, bạn còn có thể mượn lời bài hát để giải thích những sự vật, hiện tượng có trong đó cho bé hiểu.

4. Kỹ năng giao tiếp

Bước chân vào bậc tiểu học, bé phải làm quen với môi trường rộng lớn hơn so với khoảng thời gian bé học mẫu giáo. Những bé cởi mở, giỏi giao tiếp sẽ thích nghi với bạn bè, thầy cô nhanh hơn. Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen vui chơi cùng nhóm bạn. Kỹ năng này giúp bé hòa nhập, không khóc lóc và ham thích đến trường.

5. Sử dụng máy vi tính

Không phải là chỉ cho bé xem hoạt hình hay nghe ca nhạc trên máy tính, bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn bé 5, 6 tuổi sử dụng chuột, bàn phím hay các nút tắt, mở trên máy vi tính. Bé sẽ học rất nhanh và không bối rối khi phải tiếp xúc với máy vi tính sau này.

6. Sẻ chia với người khác

Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi nuông chiều bé thái quá. Khi ấy, bé sẽ trở nên ích kỷ, nghĩ mình là nhất và sẽ khó khăn khi vui chơi với các bạn ở lớp. Bé ích kỷ thường dễ bị cô lập và khó tiếp thu bài vở hơn các bạn khác.

7. Biết cách tự chăm sóc bản thân

Đến tuổi này, bạn có thể để bé tự lập trong việc mặc quần áo, đội mũ, đi tất, đi giày. Có thể bạn muốn làm giúp bé những công việc này cho nhanh nhưng hậu quả sẽ ngoài tưởng tượng. Bé sẽ không biết xử lý nếu chẳng may bị tuột dây giày hay cúc áo ở lớp.

8. Tìm cho bé một người (nhóm) bạn thân

Với bé, có một người bạn để tâm tình hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Vui chơi cùng các bạn cùng lứa không những giúp bé cân bằng tâm lý, thoải mái tinh thần mà thông qua những người bạn, cha mẹ cũng có thể biết được những rắc rối bé đang gặp phải để kịp thời can thiệp.

9. Biết sáng tác truyện

Nên tạo thói quen kể chuyện cho bé trước giờ đi ngủ hàng ngày. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé biết cách xây dựng những câu chuyện theo trí tưởng tượng của bé. Bạn chỉ nên đưa cho bé một vài mẫu nhân vật, tình tiết và để bé hoàn thiện câu chuyện theo cách riêng.

10. Hoàn thành công việc

Bạn nên rèn cho bé kỹ năng hoàn thành công việc theo yêu cầu. Bé buộc phải đánh răng, rửa mặt khi ngủ dậy hoặc thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thói quen này rất hữu ích sau này khi bạn yêu cầu bé phải hoàn thành hết những bài tập cô giáo giao cho mới được đi ngủ.

11. Tham gia trò chuyện cùng người nhà


Gia đình là môi trường quan trọng nhất với sự phát triển của bé. Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng nên thu xếp thời gian để cùng ăn tối, xem tivi, nấu ăn hay làm việc nhà với bé. Nhấn mạnh với bé rằng, bé có thể chia sẻ hay trao đổi về bất kỳ điều rắc rối nào xảy ra ở lớp sau này.

12. Xây dựng sự tập trung

Ở độ tuổi mẫu giáo, bé thường làm những mọi việc theo ý thích. Chẳng hạn, bé sẽ bỏ dở bức tranh đang vẽ để xem phim hoạt hình. Tính cách này không tốt nếu bé đi học mà thiếu tập trung vào bài giảng. Nếu bạn muốn bé hoàn thiện một bức tranh, tốt nhất nên cho bé làm việc này trong phòng riêng, yên tĩnh và bạn nên kiểm tra kết quả sau đó.

13. Học đếm số

Bé có thể làm theo đúng những yêu cầu của bạn như “Con đặt 3 quả cà chua vào rổ giúp mẹ” hoặc trả lời chính xác những câu hỏi có liên quan đến số đếm như “Nhà mình có bao nhiêu người?”… Đếm số là cách giúp bé tăng cường trí nhớ và nhanh tiếp thu môn học có liên quan đến con số ở trường.

14. Phân biệt được quá khứ và tương lai

Bạn nên giúp bé hiểu được khái niệm chỉ thời gian đơn giản như ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai hay tuần trước, tuần tới… Khi đi học, bé sẽ phải làm quen với thời khóa biểu, vì vậy, giúp bé nhận diện được thời gian sẽ giúp ích cho bé.

15. Dạy bé cách đặt câu hỏi

Bé thích tò mò hỏi về nhiều thứ xung quanh mình nhưng cách diễn đạt thường chưa chuẩn xác. Bạn nên dạy bé cách đặt câu hỏi chính xác và dễ hiểu hơn. Đồng thời bạn cũng nên khuyến khích để bé tự tin khi bày tỏ những vấn đề còn thắc mắc. Để bé hiểu rằng, bé có thể hỏi cha mẹ, bạn bè hay thầy cô giáo những điều bé muốn tìm hiểu.

16. Nhận biết thế giới tự nhiên

Chia các loài vật, cây cối, hoa cỏ thành những nhóm riêng biệt để bé dễ nhớ như nhóm động vật ăn thịt, nhóm động vật ăn cỏ, nhóm cây có quả ăn được, nhóm cây có quả không ăn được… Cách này giúp bé phát triển tư duy so sánh, tổng hợp.

17. Chơi xếp hình

Xếp hình là trò chơi trí tuệ phù hợp với lứa tuổi của bé (3-6 tuổi). Trò chơi này còn giúp bé phát triển tư duy logic, vì vậy, bé cũng thông minh hơn khi bước vào lớp 1.

18. Vận động mỗi ngày

Lịch học ở bậc tiểu học sẽ nặng hơn ở lớp mẫu giáo. Nếu bé không có sức khỏe tốt, bé sẽ mệt mỏi, buồn chán và học kém. Bạn nên hình thành cho bé thói quen hoạt động ngoài trời như vui chơi, đạp xe trong công viên, vừa giúp bé khỏe mạnh, dẻo dai vừa giúp tinh thần bé được minh mẫn.

19. Nhận biết các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe

Dạy bé phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại có hại cho sức khỏe, đồng thời bạn nên khuyến khích bé ăn đa dạng chất. Không nên cố nhét thêm bánh, kẹo ngọt trong túi quần để bé tiện lợi khi ăn vặt.

Theo Bloglamme

Để con biết lắng nghe lời cha mẹ

Bạn nói mà con không lắng nghe? Hãy tham khảo 7 cách hữu ích dưới đây.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.


Ảnh minh họa: Internet

Bạn nói chuyện với con và không hề được đáp lại. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Có phải con đang coi bạn như người vô hình? Đó là cảm nhận mà bạn khó có thể tránh khỏi khi làm cha mẹ. Sau đây là những nguyên tắc bạn cần nhớ nếu muốn con lắng nghe.

Công thức đầu tiên bạn cần áp dụng là Thu hút chú ý – Giữ quan điểm – Xác nhận.

– Thu hút chú ý: Hãy làm con chú ý bằng cách gọi tên con. Bạn cũng có thể loại bỏ những thứ gây nhiễu bằng cách tắt ti vi hoặc yêu cầu con dừng việc con đang làm dở.

– Giữ quan điểm: Hãy giữ vững quan điểm của mình và đừng để con kéo bạn xa rời chủ đề bạn muốn nói đến.

– Xác nhận: Yêu cầu con xác nhận bằng cách để con nhắc lại điều bạn vừa nói.

Giờ bạn đã có công thức để truyền tải cho con thông điệp, vậy bạn sẽ làm gì nếu con không muốn thực hiện công thức ấy? Lúc đó, hãy làm theo các lời khuyên dưới đây:

Cho con lựa chọn

Chẳng hạn, bạn có thể nói với con rằng: “Con có thể xuống ăn tối ngay bây giờ, hoặc ngồi ở phòng thêm 5 phút nữa. Đó là lựa chọn của con”.

Cảnh báo con

Nhưng nên nhớ, đó phải là những cảnh báo hợp lý và công bằng. Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng: “Chúng ta sẽ đi trong 5 phút nữa” hoặc “Nếu con ném đồ chơi một lần nữa, mẹ sẽ tịch thu món đồ chơi đó”.

Sử dụng mẫu câu “khi … thì ….”

Ví dụ như: “Sau khi con đánh răng thì mẹ sẽ đọc cho con nghe một câu chuyện”.

Tạo ra các quy tắc có vần điệu

Như vậy, những quy tắc này sẽ rất dễ nhớ và khiến trẻ cảm thấy thích thú, không bị gò bó, ép buộc. Chẳng hạn, kính đọc sách phải “in the case or on your face”. (tạm dịch: ở trên giá hoặc ở trên mặt)

Tỏ ra tích cực

Thay vì nói với trẻ về những điều bạn không mong muốn, hãy nói với chúng về những điều bạn muốn. Chẳng hạn, hãy nói “Nhớ cởi giày ra” thay vì nói “Không được đi giày ở trong nhà”.

Cân nhắc về những hậu quả tự nhiên

Khi con gái tôi không chịu mặc đồng phục, tôi chỉ nhún vai và nói với con rằng con có thể đến trường trong bộ đồ ngủ. Đó là lựa chọn của con. Đôi lúc, thay vì la mắng, quát tháo, hãy để con tự nhận ra điều gì mới là đúng, điều gì là sai và tại sao.

Tuân thủ những điều mình đặt ra

Có thể coi đây là nguyên tắc vàng mà bạn phải áp dụng triệt để. Nếu bạn nói rằng con sẽ mặc đồ ngủ đến trường thì hãy để con mặc đồ ngủ đến trường. Bạn luôn có thể để sẵn đồng phục trong cặp cho con.

theo: yeutretho

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Những trò chơi đơn giản giúp bé làm quen với toán học

Từ những hoạt động đơn giản hằng ngày mẹ có thể hướng dẫn bé học toán. Tiếp xúc với toán học qua các trò chơi sẽ khiến trẻ say sưa và hứng thú hơn nhiều so với ngồi nghiêm túc ở bàn học.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

Trò chơi xếp cốc

Mẹ có thể chuẩn bị những chiếc cốc nhựa nhỏ để dạy con. Trò chơi này giúp bé nhận biết sự khác biệt giữa các kích thước: “Con có cốc nhỏ, còn cốc to cho mẹ”. Hãy xếp chồng cốc nhựa với nhau dựa trên kích thước hoặc chọn mua một bộ đồ chơi tương tự, như những chiếc tách trà hay hình khối.


Thử bày đồ chơi lộn xộn xung quanh, sau đó đưa cho bé những yêu cầu cụ thể; chẳng hạn: “Lấy cho mẹ cái cốc bên phải”, “bên trái”, “ở trên – ở dưới”…

Hợp và không hợp

Hoạt động này giúp bé phân biệt kích thước và hình dạng. Bạn cần dạy bé cách phân loại các đối tượng quen thuộc. Ví dụ, thả vào bát với quả hình tròn và con cá vàng. Hoặc trộn lẫn cá vàng đồ chơi trong một đống hỗn độn và đề nghị bé nhặt cá vàng. Thực hành trò chơi tương tự với những thứ khác như các đôi tất giống nhau về màu sắc; xe đồ chơi có 4 bánh hoặc khối hình tròn.

Vỗ tay

Phần lớn phụ huynh đều yêu thích việc dạy bé vỗ tay khen thưởng, khi ca hát hoặc vui đùa. Bên cạnh đó, vỗ tay còn giúp bé biết về kỹ năng tiền toán học như vỗ tay theo nhịp điệu (1-2), mô hình và giúp bé dự đoán điều gì sẽ đến tiếp theo. Hãy bật nhạc lên, cùng bé vỗ tay nhảy theo nhạc. Có thể cho bé một chiếc trống để vỗ và dạy bé vỗ nhịp 1-2.

Đếm

Những bài hát có số đếm là gợi ý đơn giản dành cho bạn khi dạy con. Lúc bạn hát, hãy nhấn mạnh đến đoạn có số đếm, ví dụ: “Có 5 con khỉ nhảy lên giường”. Sau đó, di chuyển các ngón tay của bạn tượng trưng cho 5 con khỉ. Tiếp tục hát: “Có 5 con khỉ, một con vừa chạy đi. Bây giờ chỉ còn lại 1-2-3 và 4 con khỉ”.

Những ý tưởng khác dạy bé học đếm: Đếm các sọc trên áo của bé; số bậc cầu thang; số bánh xe đồ chơi trên bàn; số bánh cá trên đĩa… Đừng thất vọng nếu thấy bé không quan tâm, vì bạn còn nhiều thời gian để thử nghiệm với bé.

Xác định trọng lượng của đồ vật trong nhà

Yêu cầu trẻ đoán đúng trọng lượng của đồ vật trong nhà như: Cho bé đoán trọng lượng của con mèo hay món đồ chơi của bé… Sau đó, bạn hãy bảo trẻ tự ước tính xem nó nặng bào nhiêu kg và làm sao biết chính xác.

Dạy bé tập xem đồng hồ

Bạn hãy mua cho bé loại đồng hồ đồ chơi các kim đồng hồ có thể quay được rồi hướng dẫn cho bé cách tập xem đồng hồ.

Đầu tiên, bạn hãy dạy bé ý nghĩa của 12 con số ở đồng hồ, những con số nào gắn với giờ giấc sinh hoạt của bé, hãy thường xuyên hỏi bé xem hiện giờ kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy?

Ngoài ra, bạn có thể tạo ra các tình huống như: “Nếu bố về đến nhà lúc 6 giờ chiều thì con sẽ phải chờ bao nhiêu phút nữa?”. “12 giờ trưa ăn cơm thì còn bao nhiêu phút nữa thì ăn con nhỉ? ”… Bạn có thể hỏi trẻ vào bất cứ thời gian nào trong ngày và thường xuyên như vậy bé sẽ nhớ lâu; giúp bé tính toán nhanh.

Chơi đoán số


Khi trẻ đã nhuần nhuyễn với các trò dễ, bạn khuyến khích trẻ bằng những trò khó hơn. Bảo trẻ nghĩ ra một con số từ 1 đến 100, rồi thử đoán xem nó nằm tong khoảng nào của dãy số ví dụ: “Số đó lớn hơn 30 có phải không?” hay “số đó nằm trong khoảng 35 đến 55 phải không?… rồi chuyển sang để trẻ tự đoán số.

theo: phunutoday

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Vì sao mẹ không nên cho trẻ tiếp cận với mạng xã hội

Ngoài lợi ích giải trí và học tập, mạng xã hội mang đến nhiều bất lợi cho trẻ hơn bạn nghĩ.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.
Việc các bậc phụ huynh cho con tiếp cận mạng từ sớm không còn là chuyện lạ. Trên thực tế, các bé trên 10 tuổi hầu như đều có tài khoản facebook và các mạng xã hội khác. Ngoài lợi ích giải trí và học tập, mạng xã hội mang đến nhiều bất lợi cho trẻ hơn bạn nghĩ. Dưới đây là 9 lý do bạn nên hạn chế việc tiếp cận mạng xã hội của trẻ.

1. Có những kẻ đeo bám

Lý do đầu tiên bạn không nên để con tham gia các mạng xã hội là sẽ có những kẻ đeo bám theo con của bạn. Vì ngoài việc gửi những tin nhắn cá nhân, những kẻ đeo bám có thể truy cập thông tin riêng tư trong tài khoản facebook của con bạn, hoặc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu mỗi lần con bạn “check-in” ở địa điểm nào đó.

Ảnh minh họa

2. Có những nội dung người lớn, không phù hợp với con

Chắc chắn bạn không thể ngăn việc con mình tiếp nhận những thông tin người lớn khi chúng vào mạng xã hội. Kể cả con bạn không trực tiếp tìm hiểu, nhưng những đứa trẻ khác hoặc một ai khác sẽ chia sẻ những nội dung không phù hợp cho chúng. Thậm chí những quảng cáo trên các mạng xã hội ngày nay cũng đầy rẫy những hình ảnh nóng bỏng, không thích hợp.

3. Những ảnh hưởng không tốt

Khi con bạn tiếp tục nhận được những thông tin, hình ảnh không lành mạnh đi ngược lại với những gì bạn dạy con ở nhà, bạn nghĩ điều đó sẽ tác động đến cuộc sống của con thế nào? Tạo áp lực là điều nên làm, với đam mê mạng xã hội thế này bạn càng phải tạo áp lực nhiều hơn, đặc biệt với những trẻ còn nhỏ đang muốn khám phá thế giới theo cách riêng của mình.

4. Tốn thời gian

Với lũ trẻ, chúng không còn khái niệm thời gian nếu ở trước máy tính, chúng có thể ngồi lỳ hàng giờ để lướt web và chơi game. Đây là vấn đề mà mỗi bậc phụ huynh cần lưu ý nhắc nhở con em mình.

5. Lơ đãng những việc quan trọng

Vì mải mê mạng mà bọn trẻ bỏ việc nhà, bài vở và những việc quan trọng khác ra đằng sau. Nhiều trẻ còn lén mang điện thoại đến trường để cập nhật thông tin trên mạng thay vì chú ý vào lời giảng của thầy cô. Việc hạn chế con vào mạng xã hội là rất cần thiết giúp con để tâm vào học tập.

5. Là cơ hội cho mọi người đàm tiếu

Nhiều trẻ thậm chí còn cập nhật thông tin và bàn luận những điều không hay về gia đình và cha mẹ mình ở mạng. Lũ trẻ luôn tìm được lý do biện minh cho hành động của mình, nhưng không một ai lại muốn đem chuyện riêng tư của mình cho mọi người biết. Do vậy, việc khuyên ngăn con tiếp cận mạng xã hội là điều bạn nên làm.


6. Mục tiêu bị bắt nạt

Facebook là chỗ những kẻ bắt nạt thỏa mãn sở thích của chúng. Nếu bạn không muốn con mình bị bắt nạt và bị trêu chọc trên mạng qua những lời bịnh luận không hay thì tốt hơn hết không cho chúng tiếp cận mạng xã hội ngay từ bây giờ.

7. Chìm trong thế giới ảo

Việc con bạn chăm chăm vào máy tính, chúng sẽ đánh mất cơ hội được chơi như một đứa trẻ thực sự. Hãy để con tham gia những trò chơi cùng lũ trẻ hàng xóm, cũng như khám phá thế giới xung quanh bằng chính con mắt của chúng. Hãy để con có một tuổi thơ đúng nghĩa, vì Facebook vẫn ở đó khi con bạn trưởng thành hơn.
theo: afamily

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Những câu nói "giết chết" cảm xúc tự nhiên của trẻ

Những câu nói tưởng chừng như vô hại của cha mẹ nhiều lúc lại làm cho con cảm thấy mình là nỗi thất vọng của cha mẹ, thậm chí nhiều trẻ còn nhụt chí và không thích làm theo lời cha mẹ nữa. Dưới đây là một số câu nói của cha mẹ khiến con “đau” mà cha mẹ nên tránh.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

“Bố/mẹ biết là con có thể cố hơn nữa mà”

Bạn bực mình vì biết rằng con mình thừa sức học giỏi hơn nữa, chơi thể thao giỏi hơn nữa? Tuy nhiên, bất kỳ lời bình luận nào có vẻ như cha mẹ không thoả mãn với những nỗ lực của con cái thì không chỉ khiến con nản chí, mà còn có thể làm điều ngược hẳn lại với việc khuyến khích con cố gắng thêm.

Nếu câu “cố nữa vào” mà ba mẹ đang định nói với con có liên quan tới các nhiệm vụ hay việc làm hàng ngày, chúng ta có thể nên nói rõ và đơn giản, dễ hiểu hơn theo kiểu thế này: “Khi nào con dọn xong giường thì con có thể ra ngoài chơi với các bạn”.

“Con lúc nào cũng…”, “Con không bao giờ…”

Ở trung tâm của những câu nói này là những “cái nhãn” có thể được gắn vào con trẻ suốt cả đời. Nếu cha mẹ thường xuyên trách cứ con rằng bé “luôn luôn” quên rửa tay trước khi ăn, có thể khiến con dễ trở thành một người sau này không bao giờ rửa tay trước khi ăn.

Thay vì thế, hãy hỏi con xem bạn có thể giúp con thay đổi bằng cách nào: “Mẹ để ý thấy hình như con ít nhớ được việc rửa tay trước khi ăn. Mẹ con mình thử nghĩ xem có giải pháp nào hay hay để con nhớ tốt hơn không nhé!” Như vậy sẽ tốt hơn cho bé rất nhiều.


Một câu nói tưởng như vô hại lại khiến trẻ giảm tự tin và có những cảm xúc tiêu cực.

“Bởi vì bố/mẹ đã nói thế thì phải như thế!”

Câu nói này đặt toàn bộ quyền kiểm soát vào tay cha mẹ, và hoàn toàn gạt đi ý chí độc lập – vốn đang ngày càng tăng – của các bé, khiến các bé giảm khả năng tự tìm hiểu, tự suy luận. Nó cũng làm bạn mất đi một cơ hội để dạy con.

Ví dụ, con bạn không muốn đi thăm họ hàng vào một ngày nắng đẹp vì chúng muốn ra ngoài chơi. Chúng sẽ hỏi tại sao nhất thiết phải đến nhà họ hàng. Thay vì câu “Bởi vì mẹ bảo thế!”, bạn có thể thử nói: “Mẹ biết con thích ra ngoài tập đi xe đạp, nhưng bác A. nói rất nhớ con. Vậy chúng ta nên cố gắng hết sức để thể hiện tình cảm đối với người nhà chứ, đúng không nào?”

“Bố/Mẹ đã nói rồi!”

Bạn liên tục bảo với con rằng nếu cứ chơi điện tử suốt buổi chiều, thì sẽ không còn thời gian để chuẩn bị cho bài kiểm tra toán ngày hôm sau. Và sự thể thế nào? Vì không học bài kỹ, con bạn làm bài không tốt thật! Nhưng câu nói “Mẹ đã nói rồi!” chỉ nói với bé rằng cha mẹ luôn đúng và ngược lại, con luôn sai.

Thay vì thế, hãy chỉ ra những kết quả tích cực nếu con làm theo lời bạn. Ví dụ, bạn nhắc con đi học bài, và nói: “Con mà học bài kỹ, chắc chắn con sẽ làm tốt bài kiểm tra, đúng không con?” Như thế sẽ giống như đặt quyền kiểm soát và lòng tin vào con bạn hơn.

“Con đừng lo – ngày đầu tiên đi học lớp một sẽ ổn thôi”

Việc xoa dịu một đứa con đang lo lắng không có gì là sai cả. Nhưng thực tế, nếu cha mẹ bảo con mình đừng lo, là bạn đã phủ nhận cảm xúc tự nhiên của bé.

Vì suy cho cùng, bé nhà bạn vẫn lo lắng về ngày đầu tiên đi học, và lại thêm lo lắng rằng “sao mình lại lo lắng thế này?!”, hoặc lo rằng liệu bạn có buồn bực vì việc bé đang cảm thấy lo lắng hay không. Thay vì thế, cha mẹ nên nói: “Mẹ thấy là con lo lắng. Hay là con kể cho mẹ nghe con lo nhất chuyện gì đi, biết đâu mẹ có thể giúp con vượt qua được chuyện đó?”


Bạn nên khuyến khích con làm theo những điều đúng đắn, đừng bắt ép con phải nghe lời theo những câu mệnh lệnh của mình.

“Mẹ muốn con không chơi với bạn A, mẹ không thích nó”.

Đúng, rất nhiều bậc phụ huynh không thích một vài đứa trẻ nào đó, vì bất kỳ lý do gì; nhưng chính cái khoảnh khắc bạn nói con bạn rằng bạn không ưa “đứa trẻ đó”, thì “đứa trẻ đó” bỗng trở nên… cuốn hút hơn nhiều trong mắt con bạn.

Tốt nhất cha mẹ nên thảo luận với con, với hy vọng “cài cắm” được vào đó câu chuyện về những giá trị, về đúng sai để con tự nhận thức. Bạn cũng có thể hỏi con một số câu hỏi mở, như “Sao con thích chơi với bạn B?”, “Các con thường chơi gì với nhau?”… rồi phân tích những đúng sai trong hành động của các bé, như vậy sẽ tốt hơn nhiều việc cấm cản.

“Cách làm không phải như thế! Đây, để mẹ làm cho”

Bạn nhờ con mình làm một việc gì đó, nhưng bé lại làm không tốt lắm. Thật khó mà kiềm chế để không nhảy vào và tự làm lấy cho xong, nhưng như thế sẽ là một sai lầm, vì nếu cái gì bạn cũng tự làm cho nhanh, thì con bạn sẽ không bao giờ học được cách làm, và sau này sẽ ít chịu thử bất kỳ việc gì khác khi bạn nhờ.

Nếu thực sự cần, bạn có thể can thiệp vào việc con đang làm, nhưng theo cách hợp tác thay vì phủ nhận việc làm của con: “Đây, để mẹ cho con xem một “tuyệt chiêu” mà mẹ học được trên tivi về việc gấp quần áo nhé! Rất dễ con ạ, con có thể làm y hệt”.

“Sao con không được như anh/chị con chứ?”

Sự cạnh tranh giữa anh chị em là điều rất khó tránh – và bất kỳ câu gì cha mẹ nói gợi lên sự so sánh thì chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Sự so sánh luôn đặt những đứa con của bạn vào các “thư mục”: đứa thông minh, đứa chậm chạp, đứa năng động… Và vô hình trung, bạn sẽ khiến con mình nản chí, không muốn thử những việc mà anh/chị mình giỏi hơn.

Tốt nhất, bạn có thể thử khuyến khích mỗi đứa con theo đuổi sở trường và sở thích của mình, và không so sánh con với bất kỳ ai, nhất là những người thân xung quanh bé.

theo: phunutoday

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Mẹ phải làm gì khi bé "cầm nhầm" đồ chơi?

Trẻ 5-7 tuổi đã hình thành tâm lý nhu cầu sở hữu, thích có trong tay những tài sản của riêng mình.

Để khắc phục hành vi “cầm nhầm” đồ chơi của bạn, chúng ta có thể cho phép trẻ có một số đồ chơi theo nguyên tắc cho trẻ chọn một trong hai món đồ chơi mà chúng ta đã lựa theo một vài tiêu chuẩn của mình: Không dùng chất liệu độc hại (bằng sắt hay sơn có hóa chất), dễ hư hỏng, quá đắt tiền. Lưu ý là chỉ cho trẻ chọn một và trẻ được toàn quyền chọn mà không có sự ép buộc.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Trước khi chọn đồ chơi, chúng ta cũng có thể hỏi trẻ một cách tự nhiên những câu như: Trong lớp các bạn con thường chơi đồ chơi gì? Trong những món đó, con thích món gì? Tại sao con thích? Nếu được bố mẹ cho con mua một món đồ chơi, con sẽ chọn cái gì? Con chơi món đó như thế nào?


Ảnh minh họa

Tóm lại, ngay cả những món đồ chơi “nhảm” hay mang tính bạo lực, nếu người lớn biết cách hướng dẫn trẻ chơi để khám phá những khả năng hình dung, tưởng tượng, và đáp ứng nhu cầu sở hữu của trẻ, thì vẫn hữu ích và chúng ta nên đáp ứng nhu cầu này cho trẻ . Dĩ nhiên, bố mẹ nên hướng trẻ vào những đồ chơi hữu ích hơn, nhưng không có sự ép buộc phải chơi món này, không được chơi món kia.

Bố mẹ cũng có thể dùng việc mua đồ chơi như một sự động viên như sau một tuần học tập tốt, trẻ sẽ được thưởng bằng một món đồ chơi. Chúng ta cũng lưu ý là trẻ có thể làm hỏng những món đồ chơi như xe hơi, máy bay hay các thiết bị điện tử rất nhanh. Vì thế hãy lựa những món không quá đắt tiền, nếu trẻ làm hỏng cũng không tiếc lắm, và chỉ giới hạn ở một số lượng nào đó như mỗi tuần chỉ một món. Điều cần lưu ý là không nên dùng món đồ chơi như một sự trao đổi: Nếu con ngoan, học giỏi… sẽ được bố mẹ mua cho một món đồ chơi. Trẻ sẽ xem đây là một dịch vụ và việc học tập hay ngoan ngoãn là thứ trẻ dùng để trao đổi, không có quà thì sẽ không học.
theo: kienthucgiadinh

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Dạy con "nằm lòng" 5 lưu ý an toàn khi ra ngoài

Bằng việc chỉ ra cụ thể từng trường hợp như khi con đi xe đạp, đi bộ, đi xe buýt… bố mẹ sẽ giúp con hiểu rõ các mối nguy hiểm và cách đề phòng.

Bể bơi chobé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

1. Khi đi bộ


2. Khi đi xe đạp


3. Khi đi xe bus


4. Khi đi lại ở bãi đỗ xe

5. Khi đi gần đường tàu


Theo ngoisao

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Trò chơi phối hợp cho bé 10 tháng tuổi

Với bé 10 tháng tuổi, những trò chơi giúp phối hợp tay – mắt cần được khuyến khích.

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

1. Hai tay nhịp nhàng

Kỹ năng phát triển: Phối hợp tay và mắt.

Chuẩn bị:

Hai cây gậy gỗ (không chọn gậy nhọn đầu) hoặc hai khối hình trụ dài, hai cái thìa cán dài. Miễn là đồ vật đó an toàn với trẻ và bé có thể dùng nó để gõ vào nhau tạo ra tiếng động.


Thực hiện:

Dạy bé cầm mỗi tay một thanh gỗ và hướng dẫn để bé biết cách lần lượt đập hai thanh gỗ vào nhau. Lúc đầu, bé có thể đập hụt thanh gỗ nhưng chẳng bao lâu sau, bé sẽ biết tạo ra những giai điệu nhịp nhàng và chính những âm thanh vui vẻ đó sẽ thu hút bé với trò chơi.

2. Xây tháp đồ ăn

Kỹ năng phát triển: Phát triển 5 kỹ năng, phối hợp tay và mắt.

Chuẩn bị:

Mẹ hãy nấu chín và cắt thành khoanh nhỏ nhiều loại rau như carrot, súp lơ xanh, khoai tây… Hoặc mẹ có thể tận dụng bất cứ đồ ăn gì có thể xây thành tháp, như bánh mỳ chẳng hạn.

Thực hiện:

Đặt khay thức ăn trước mặt bé. Bạn cũng ngồi đối diện với bé và phân loại thức ăn, như carrot một góc, khoai tây một góc… Hãy chồng những mảnh thức ăn thành từng tòa tháp một và để bé của bạn quan sát những gì bạn đang làm. Bắt đầu với những mảnh thức ăn lớn nhất và chồng lên cao dần.

3. Ngoài ra, mẹ có thể chơi những trò sau với bé 10 tháng tuổi

– Cho bé xem những cuốn sách với màu sắc sặc sỡ và nhiều hình ảnh. Chỉ cho bé xem và đọc tên của những vật khác nhau trong đó.

– Cho bé xem một trái banh hay một đồ chơi, giấu nó sau lưng bạn và hỏi bé “Trái banh ở đâu?”. Khi bé tìm được, lập lại trò chơi một lần nữa.

– Đưa cho bé một cái hộp và nhiều đồ chơi. Bỏ từ từ từng đồ chơi một vào trong hộp. Giúp bé bỏ đầy đồ chơi vào hộp và đổ ra sau đó. Hãy để bé tự chơi một mình.

– Động viên bé cố tự đứng dậy một mình và bạn hãy cho bé biết bạn vui như thế nào khi bé làm được điều đó.

_ Để cho bé cầm ngón tay bạn và tự bước đi.

– Nói chuyện với bé thật nhiều, thường xuyên ôm bé và yêu thương bé.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Cho bé xem tivi, những tác hại không ngờ

Nếu bạn là một đứa trẻ, thật khó để bạn có thể không xem tivi (TV). Nhưng thực chất, xem TV có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ?

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Nếu bạn là một đứa trẻ, thật khó để bạn có thể không xem tivi (TV) khi mọi người trong nhà thường xuyên bật TV, kể cả bố mẹ và các anh chị lớn. Ở một số gia đình, TV lúc nào cũng ở trong tình trạng “sáng đèn” kể cả không có người xem. Đối với nhiều bậc phụ huynh và những người giữ trẻ, họ coi TV như một công cụ để giúp trông nom bọn trẻ tốt hơn. Hay cũng có rất nhiều bậc cha mẹ đã mua những băng đĩa về cho con xem với suy nghĩ rằng sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Nhưng thực chất, xem TV có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ?

Có một tin không tốt lắm rằng phần lớn các chuyên gia đều cho rằng xem TV hay video đều ảnh hưởng xấu đến trẻ em và trí thông minh của trẻ.

- Đối với trẻ dưới 2 tuổi, TV không mang lại bất kỳ lợi ích nào về mặt giáo dục. Tệ hơn nữa là nó làm trẻ không có nhiều cơ hội để tham gia vào các hoạt động giúp phát triển não bộ như chơi đùa và tương tác với mọi người xung quanh. Một đứa trẻ có thể học được rất nhiều điều từ những tương tác thực tế một cách hiệu quả hơn là những điều mà chúng nhìn thấy trên màn hình TV.

- Xem TV làm mất đi khoảng thời gian mà những đứa trẻ của bạn cần để phát triển các kỹ năng quan trọng như: ngôn ngữ, sự sáng tạo, vận động và các kỹ năng xã hội. Những kỹ năng này được phát triển trong 2 năm đầu đời của trẻ (thời gian quan trọng cho sự phát triển của não) thông qua các hoạt động vui chơi, khám phá và giao tiếp. Ví dụ: kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ không có sự tiến bộ nếu chỉ bằng việc lắng nghe TV một cách thụ động. Nó chỉ được phát triển khi tương tác với mọi người khi cùng trò chuyện và lắng nghe trong các tình huống của cuộc sống thực.




Ảnh: internet.

- Xem TV làm “tê liệt” suy nghĩ của trẻ và làm cản trở con bạn thực hiện sáng kiến, trí tuệ được thách thức, suy nghĩ phân tích và sử dụng trí tưởng tượng của mình.

- Xem TV cũng làm mất đi khoảng thời gian tập đọc và cải thiện kỹ năng đọc thông qua luyện tập của trẻ. Trẻ hay xem hoạt hình và các chương trình giải trí trong những năm mẫu giáo có kỹ năng đọc không tốt khi được 5 tuổi. Và những trẻ thích xem TV cũng thường không thích đọc sách và các hình thức báo in khác.

- Theo chuyên gia về ngôn ngữ, tiến sỹ Sally với 20 năm nghiên cứu cho biết, những trẻ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của TV ở nhà thường gặp khó khăn trong vấn đề tập trung vào tiếng nói khi có những âm thanh tương tự.

- Học sinh xem nhiều TV có xu hướng ít làm bài tập về nhà hơn. Và khi chúng thiếu ngủ vì xem TV, chúng không thể tỉnh táo vào ban ngày và dẫn đến kết quả học tập kém ở trường.

- Những trẻ xem TV quá nhiều sẽ gặp vấn đề trong trong việc chú ý tới thầy cô giáo giảng bài vì chúng đã quen với những kích thích thị giác nhịp độ nhanh trên truyền hình. Trẻ xem TV nhiều hơn là nói chuyện với mọi người trong gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cách học từ người nghe sang người nói khi chỉ quen nghe qua TV và khả năng tập trung của chúng cũng kém hơn so với các bạn.

- Theo một nghiên cứu dài hạn thực hiện bởi Millennium Cohort Study công bố năm 2013 cho rằng, trẻ xem TV quá 3 giờ đồng hồ mỗi ngày thường có nguy cơ cao hơn khi mắc phải các vấn đề về hành vi, các triệu chứng cảm xúc, và gặp khó khăn trong các mối quan hệ khác khi được 7 tuổi. Một điều cần lưu ý ở đây là người ta không tìm thấy những vấn đề tương tự với những trẻ chơi game trong cùng khoảng thời gian như vậy.

- TV có thể mang lại cho con bạn những ảnh hưởng tiêu cực và làm gia tăng những hành vi không tích cực. Các chương trình truyền hình và quảng cáo thường xuất hiện những những hình ảnh bạo lực, hút thuốc lá, uống rượu và sex. Suy nghĩ của trẻ cũng giống như đất sét, nó sẽ dễ dàng lưu lại những ấn tượng về những gì chúng nhìn thấy và có thể ảnh hưởng đến các hành vi trưởng thành sau này. Ví dụ, theo những nghiên cứu trong 20 năm chỉ ra rằng những đứa trẻ thường tiếp xúc với các chương trình TV có hành vi bạo lực sẽ tỏ ra “hiếu chiến” khi chúng lớn lên. Chúng được dạy trên TV rằng bạo lực là cách giải quyết xung đột – khi một người anh hùng trên TV đánh nhau với một người xấu để chinh phục anh ta.

- Theo hiệp hội Y khoa Mỹ, những trẻ xem TV quá nhiều thường bị béo phì. Bởi vì chúng thường vừa xem TV vừa ăn những đồ ăn vặt, chúng cũng bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo của các loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ. Và tất nhiên, trong khi trẻ xem TV, chúng sẽ không chạy nhảy hay tham gia vào các hoạt động để đốt cháy calo và tăng cường trao đổi chất. Những trẻ béo phì sẽ có xu hướng thừa cân khi trưởng thành trừ khi chúng thay đổi thói quen xem TV quá nhiều của mình.

- Theo các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Sydney, có một sự liên hệ giữa thời gian xem TV và chiều rộng động mạch võng mạc ở trẻ em. Những trẻ ngồi trước màn hình TV quá nhiều thường có động mạch võng mạc hẹp và điều này liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

- Xem TV cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng vận động của trẻ. Trẻ càng xem TV nhiều (nhất là trong những năm đầu đời) thì chúng sẽ càng có nguy cơ mắc bệnh béo phì và không có cơ bắp. Mặc dù con bạn không mong muốn trở thành một ngôi sao bóng đá thì khả năng vận động của chúng vẫn đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với sức khoẻ thể chất mà còn phản ánh sự phát triển về mặt thể chất khi chúng trưởng thành.
Theo Trí thức trẻ

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Bạo hành học đường : Con bạn có bị bắt nạt?

Nếu bé đột nhiên không muốn đến trường hoặc mang theo vài vết xước, vết bầm về nhà, mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Rất có thể, bé cưng đang là nạn nhân của nạn bạo lực học đường


Đồ chơi trẻ em Ikids - Chuyên những sản phẩm đồ chơi thông minh, đồ chơi đất nặn an toàn và chất lượng, mang lại cho bé yêu những giây phút trải nghiệm và vui chơi bổ ích, rèn luyện trí não và thể chất, cho bé sự phát triển toàn diện.

Có thể bạn chưa từng nghĩ đến, nhưng hành vi bắt nạt có thể xuất hiện từ rất sớm, thậm chí ở lứa tuổi mầm non. Tuy những ảnh hưởng về thể xác có thể không đáng kể nhưng tổn thương về tinh thần có thể tồn tại rất lâu sau đó, thậm chí có thể trở thành nỗi ám ảnh suốt đời. Dù là kẻ khởi xướng hay nạn nhân, bé cũng cần được quan tâm và có những lời khuyên thích hợp, mẹ nhé!


Mẹ nên cẩn thận nếu đột nhiên con không muốn đến trường

Đầu gấu hay nạn nhân?

Khi con là nạn nhân:

- Bé không muốn đi học hoặc đột nhiên khóc mỗi khi được đưa đến trường

- Trước đây bé rất thích đi học, nhưng giờ thì không.

- Liên tục phàn nàn rằng bé đang bị làm phiền bởi một người bạn ở trường

- Đột nhiên không muốn chơi với bạn mà trước đó bé rất thích

- Trở nên sợ hãi, nhút nhát, thậm chí có dấu hiệu tự kỷ nhẹ

- Bé có những vết bầm, trầy xước trên người

- Bé tự có nhận xét tiêu cực về bản thân như “Không ai ưa con” hay “Con là kẻ thất bại”…

Khi bé là người bắt nạt:

- Bé luôn cần cảm thấy mình có quyền kiểm soát và mạnh mẽ

- Bé luôn cảm thấy mình không làm gì sai

- Bé có xu hướng bạo lực và dễ nổi giận, thậm chí bé có thể gây hấn với những người lớn tuổi hơn.

- Bé không có sự đồng cảm với người khác

Nếu con bạn là người “gây chuyện”:

- Đừng phớt lờ mọi chuyện: Phủ nhận vấn đề và những mối liên quan không phải là điều mẹ nên nghĩ đến. Có thể tất cả không phải lỗi của bé, nhưng bé sẽ có liên quan một phần nào đó. Hơn nữa, hù dọa hay gây tổn thương bạn khác chưa bao giờ là hành động nên làm cả.

- Tìm hiểu nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân khiến bé trở thành kẻ bắt nạt. Có thể bé đang muốn thu hút sự chú ý của mẹ hoặc bé cũng đang là nạn nhân của những đứa bé khác. Mẹ nên thường xuyên chú ý đến những hành động tốt của con, để bé cảm thấy mình vẫn đang được quan tâm. Ngoài ra, mẹ nên chú ý đến thời gian biểu hằng ngày của con, chú ý những điều nhỏ nhặt nhưng có ảnh hưởng đến lịch trình thông thường của bé.

- Dành thời gian nói chuyện với bé: Lắng nghe cảm xúc và câu chuyện của bé và đừng vội tỏ ra chỉ trích. Tìm hiểu những khía cạnh cụ thể và giúp bé hướng tới một giải pháp phù hợp.

- Giúp con biết đồng cảm với người khác: Thông thường, những bé bắt nạt sẽ không cảm thấy thông cảm cho “nạn nhân” của mình. Mẹ nên khuyến khích con thử đặt mình vào trường hợp của bạn khi thảo luận một “sự cố” nào đó. Sử dụng những từ ngữ đơn giản, ngắn gọn để mô tả cảm xúc của những bé khác

- Giải quyết “hậu quả”: Giúp con bạn hiểu những gì họ đã gây ra cho người khác, và tìm hiểu tại sao bé cư xử theo cách đó. Sau đó, mẹ có thể giúp con tìm những việc có ý nghĩa để cho thấy họ rất xin lỗi cho bất cứ điều gì họ đã làm.

MarryBaby

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

7 thói quen cần rèn cho con biết tự lập

Phát triển tính tự lập cho bé là việc cực cần thiết, bố mẹ nên làm điều đó càng sớm càng tốt. Dưới đây là những việc đơn giản cha mẹ nên hướng dẫn con tự hoàn thành trong giai đoạn bé 1-3 tuổi.


Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Trong giai đoạn 3 tuổi, một mặt trẻ bắt đầu muốn tự lập mặt khác bé cũng sợ phải tự mình làm mọi việc. Khi đó cha mẹ nên đóng vai trò của một hướng dẫn viên, khuyến khích sự tự tin của một em bé trưởng thành và xoa dịu cảm xúc của một đứa trẻ cần sự quan tâm.

Bạn nên để bé có không gian và thời gian tự thực hành những kỹ năng mới. Khi con muốn tự chải đầu, tự mặc áo hãy để bé làm theo cách của mình (và nhẹ nhàng hướng dẫn giúp bé hoàn thành công việc).

Nếu một ngày bé muốn nhõng nhẽo “Mẹ làm giúp con” thì cũng đừng quá nghiêm khắc. Chỉ cần bạn kiên trì hướng dẫn, bạn sẽ ngạc nhiên với những điều bé có thể làm được.

Dưới đây là một số gợi ý để các bố mẹ dạy con tự lập một cách hiệu quả.

1. Tự dùng thìa

Ngay khi trẻ biết cầm thìa mô phỏng chuyển động (mà không cần bạn cầm giúp), bé sẽ có khả năng sử dụng chúng theo cách mình muốn (mà không phải chỉ là ném hay vứt đi chỗ khác).

Bạn sẽ nhận ra điều đó khi thấy con cầm được thìa một cách chính xác, xúc thức ăn và tự đưa vào miệng mặc dù vẫn còn vương vãi hoặc dính thức ăn trên thìa (thường là khoảng 17 tháng tuổi).

Hãy khuyến khích sự tự lập của trẻ bằng cách cung cấp vật dụng an toàn cho trẻ như bát nhựa, thì nhựa có hình ngộ nghĩnh…và các đồ ăn thích hợp như: cháo, súp, cơm nát, thịt nấu mềm xắt miếng nhỏ…. và để trẻ tự xử lý.

2. Làm một số việc vặt trong nhà

Trẻ rất thích được giúp đỡ, vì thế khi chúng bắt đầu hiểu được những hướng dẫn đơn giản (thường là từ khoảng 18 tháng tuổi), bạn nên chỉ bảo bé làm những việc đơn giản trong nhà.

Tất nhiên bạn không nên đặt quá nhiều kỳ vọng và cũng đừng tạo áp lực cho trẻ phải hoàn thành cộng việc đúng cách, hãy để chúng tự nhiên như một trò chơi vậy. Thay vì làm trẻ bối rối với một yêu cầu quá sức, ví dụ như hãy lau dọn đồ chơi của con), cha mẹ nên chia nhỏ công việc và dạy trẻ cách thực hiện từng phần một.

Ví dụ: đầu tiên bạn nói “con bỏ đồ chơi vào thùng nhé”, sau đó đợi bé làm xong và hướng dẫn tiếp: “giờ con hãy tìm một chiếc khăn sạch mẹ để trong chiếc hộp xanh” tiếp theo bạn mới đề nghị bé lau đồ chơi “bây giờ con dùng khăn lau chiếc ô tô này nhé”….

Những công việc phù hợp với bé có thể kể tên như: tìm quần áo bẩn của con bỏ vào chậu, tìm hai chiếc tất cùng màu, gấp quần áo, lấy giúp mẹ quyển truyện,….



Ảnh: internet.

3. Mặc quần áo hàng ngày

Khoảng 13 đến 20 tháng tuổi bé đá có thể tự cởi quần áo và đến khoảng 24 tháng tuổi là thời điểm trẻ sẵn sàng học cách tự mặc đồ theo cách của mình.

Bạn nên chuẩn bị các loại đồ dễ mặc như: váy có dây chun đàn hồi, váy xuông dễ chui đầu, áo phông dễ chui đầu, tất với các ngón có màu, giày lười…Hãy kiên nhẫn và chờ đợi cho đến khi trẻ hoàn thành công việc, đôi khi bạn sẽ cần hỗ trợ một chút với những chiếc cúc hay khóa kéo.

Trẻ sẽ rất vui khi chúng có thể tự mặc đồ mà không cần giúp đỡ khi bé khoảng 30 tháng tuổi. Bạn cũng nên thể hiện cho con biết mình rất tự hào về chúng khi trẻ làm việc tốt.

4. Đánh răng

Từ khi 2 tuổi trẻ có thể quan sát cách bạn đánh răng và biết các bước làm thế nào từ cách bạn lấy kem đánh răng đến cách bạn chà bàn chải nhẹ nhàng lên hàm răng của bé. Đây là thời điểm thích hợp để con bắt đầu thực hành. Đừng lo lắng nếu bé chưa thành thục, điều quan trọng là giúp con rèn luyện ý thức giữ vệ sinh và tạo cảm xúc tích cực.

Bạn hãy chuẩn bị sẵn hai chiếc bàn chải: một để bạn giúp bé đánh răng, một để bé tự làm vì chiếc này sẽ có rất nhiều vết nhai từ răng bé để lại. Đến khi 6 tuổi bé sẽ có thể hoàn thành việc này một cách hoàn hảo theo ý bạn.



Ảnh: internet.

5. Chải đầu

Trừ khi thích chơi trò đuổi bắt với một cô bé đang la hát lúc bạn cố gắng gỡ mớ tóc rối của con, nếu không hãy từ bỏ ngay. Đưa cho con một chiếc lược, nói bé ngồi trước gương và để bé tự chải đầu như chúng muốn còn bạn có thể tiếp tục những công việc khác.

6. Rửa tay

Trẻ rất hiếu động và thích sờ vào mọi đồ vật, tay chúng luôn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Vì thế hãy giúp con hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ càng sớm càng tốt. Chuẩn bị một chiếc ghế nhỏ (để trẻ với tới bồn rửa), bánh xà phòng ngộ nghĩnh và một chiếc khăn ở vị trí dễ dàng lấy được. Bạn nên chỉ cho con cách chà mặt trước, mặt sau và dưới móng tay trong khoảng thời gian 20 giây, khoảng thời gian đủ để hát hai lần hài “Happy birthday”, đó là dấu hiệu cho bé thấy đã đến lúc xả nước và lau tay.

7. Mặc áo khoác

Bạn nghĩ mặc áo khoác rất đơn giản phải không? Đó là với người lớn, còn với trẻ nhỏ thậm chí là đã đến tuổi mẫu giáo lớn việc này vẫn là một thách thức. Bạn hãy đặt áo xuống sàn nhà, trải rộng hai tay và mở sẵn thân áo. Sau đó chỉ cho bé cách đứng thẳng và lật áo từ trước ra sau lưng. Tiếp theo bạn hướng dẫn con luồn tay vào hai ống tay áo. Cuối cùng là chỉ cho bé cách kéo khóa (nếu khó quá bạn có thể làm giúp con).
Theo Trí thức trẻ

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống


Nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ trẻ con tuổi đang lớn chỉ có ăn, học, chơi và ngủ thì làm gì có “áp lực cuộc sống”. Nhưng quan niệm này là không đúng, trẻ vẫn có thể bị stress từ những vấn đề tưởng chừng “làm gì có” này.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Stress trong cuộc sống thường nhật có thể khiến trẻ chán ăn, mất ngủ, khó chịu và mất tập trung trong việc học và nhiều vấn đề khác, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ loại bỏ stress khỏi cuộc sống?

Stress là gì?

Stress là cảm giác thấy lo lắng hoặc không thoải mái về một thứ gì đó. Những lo lắng này trong đầu có thể khiến cơ thể cảm thấy tồi tệ, dẫn đến những cảm xúc như bực dọc, mỏng manh dễ vỡ, sợ hãi. Những cảm xúc này có thể gây nên cơn nhức đầu hoặc đau bao tử.

Khi bị stress, trẻ có thể không có cảm giác muốn ăn hay ngủ, hoặc ngủ hay ăn nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có thái độ cáu kỉnh, hoặc gặp vấn đề trong việc chú ý ở trường và ghi nhớ sự việc ở nhà.

Nguyên nhân gây ra stress

Khi bực dọc, sợ hãi hay lo lắng, cơ thể tạo ra hormone cortisol gây bồn chồn, sợ sệt hoặc thậm chí là cảm giác hoảng loạn trong cơ thể. Mang cảm giác này quá lâu có thể khiến trẻ bị nhức đầu, đau dạ dày hoặc khó ngủ.

Có rất nhiều thứ có thể gây ra stress trong cuộc sống của trẻ. Ta có thể tạm chia stress thành dạng tốt và xấu. Dạng tốt có thể xảy ra khi trẻ bị kêu lên bảng làm bài hay trả bài. Nó có thể khiến trẻ thấy lo lắng, bồn chồn trong người nhưng đây là dạng stress tốt, giúp trẻ hoàn thành công việc.

Trong khi đó, dạng stress xấu có thể xảy ra nếu cảm giác căng thẳng vẫn tiếp tục kéo dài. Chẳng hạn trẻ sẽ không cảm thấy tốt khi cha mẹ cãi lộn, hay có người trong gia đình bị bệnh, hoặc trẻ gặp những vấn đề ở trường hay gặp những sự việc không hay khiến trẻ bất bình mỗi ngày. Dạng stress này vừa không giúp được gì cho trẻ, trái lại còn khiến trẻ “ốm”.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ?

Trong các trường hợp phát hiện trẻ có vấn đề trong cuộc sống, bậc phụ huynh có thể gợi ý trẻ những hoạt động sau để giải tỏa áp lực trong cuộc sống.

Chạy, nhảy và chơi

Chạy, chơi thể thao hoặc leo các thanh đu mỗi ngày có thể giúp trẻ loại bỏ stress.

Nghĩ đến một cuốn phim thú vị trong đầu

Chỉ cần nghĩ đến điều gì đó tốt đẹp cũng có thể giúp “xử lý” stress. Khi bình tĩnh, nhịp tim chậm lại sẽ giúp trẻ phản ứng tốt hơn khi đang bực dọc. Bạn có thể dạy trẻ tập tưởng tượng một đoạn phim “đẹp” trong đầu, chẳng hạn như tưởng tượng một nơi nào đó mà trẻ thấy thư thái.

Chơi nhạc

Chơi nhạc có thể giúp xả stress hiệu quả, dù là chơi piano, organ, thổi kèn hay đàn ghi-ta. Nếu gia đình bạn không có nhạc cụ thì có thể cho trẻ dùng đũa gõ lên nồi niêu xoong chảo trong nhà theo nhịp để tạo âm thanh. Tất nhiên không thể để trẻ lạm dụng gây “náo nhiệt” trong nhà.

Thở sâu và lặp lại

Hít vào thật sâu rồi từ từ thở ra chậm rãi cũng có thể giúp trẻ thư giãn. Bạn có thể hướng dẫn trẻ tập điều này trong 10 phút: tưởng tượng dạ dày là một trái bóng, từ từ hít vào thật sâu rồi thở ra nhẹ nhàng, lặp lại một từ vui nào đó khi thở ra. Cách này rất hữu dụng và trẻ có thể áp dụng ở khắp mọi nơi mà không ngại bị ai đó “phát giác”.

Dùng tay và chân

Dạy trẻ giả làm một con búp bê hoặc hình nộm với chân và tay có thể tách rời cùng với stress. Bạn có thể hướng dẫn trẻ tập trung vào các bộ phận trên cơ thể và thả lỏng các cơ để xả stress. Hãy thử bắt đầu với tay trái và gồng lên rồi thả lỏng nó ra. Làm thế 3 lần với mỗi tay, mỗi cổ tay rồi đến mỗi chân. Cách này còn hiệu quả khi trẻ bị mất ngủ vì stress nữa.

Cười thật lớn

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy cười có thể giảm stress hay thậm chí giúp bạn không bị bệnh tật. Vì thế hãy dạy trẻ những cách để cười thật đơn giản như thi với bạn bè xem ai kể truyện cười vui nhất. Hoặc bật cho trẻ xem những chương trình truyền hình hoặc hoạt hình, phim vui nhộn thay vì những phim “nghiêm túc” hay ma quái. Hoặc bạn cũng có thể kể cho trẻ nghe những truyện cười bạn “thu lượm” được từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả những trò quậy vui vẻ của bạn hồi nhỏ.

Trò chuyện với thú cưng

Trong trường hợp trẻ không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, giải pháp cho trẻ là trò chuyện với thú cưng. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu cho thấy những ai nuôi thú thường ít stress hơn. Ngoài ra, chó và mèo đều là những người bạn lắng nghe rất tuyệt!

Ca hát

Khi ca hát, người ta thường phải lấy hơi, chưa kể âm nhạc cũng tạo cảm giác sôi động. Bạn có thể bày trỏ hát những giai điệu mà trẻ thích trong khi tắm hoặc bất kỳ khi nào khác. Tuy nhiên, khi trẻ hát trong phòng tắm thì giọng sẽ lớn và nghe mạnh hơn, đó là ưu thế khi hát trong phòng tắm.

Ngửi hương thơm

Những mùi như oải hương, hương thảo và gỗ đàn hương không chỉ thơm mà còn có thể hạ hormone gây stress cho cơ thể. Các mùi hương này có thể tìm thấy dễ dàng trong các loại dầu tắm. Bạn cũng có thể dùng hương thảo khô hoặc tự trồng hương thảo hay oải hương trong vười nhà.

Tạm ngừng chơi trò chơi điện tử

Trò chơi điện tử đúng là vui, nhưng không giúp thư giãn. Chúng bắt não phải hoạt động cật lực. Bạn không nên cho trẻ chơi điện tử nhiều hơn hai tiếng mỗi ngày với bất kỳ thiết bị nào có thể chơi game, như máy tính, tivi, hay điện thoại di động, máy tính bảng, máy điện tử cầm tay hay gia đình v.v… Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ chơi những thứ khác như vẽ, đọc sách, ráp LEGO hoặc chụp hình. Những hoạt động này sẽ giúp đầu óc thư giãn, làm cho cơ thể cũng cảm thấy tốt hơn.


Những bài tập yoga phù hợp cũng có thể giúp trẻ “xóa” stress.

Tập yoga

Tập yoga khá vui và còn có thể giúp xả stress. Hãy dạy trẻ một vài tư thế giống như mèo hay bò. Đứng bằng cả 2 tay và 2 chân rồi cong lưng lên như mèo, sau đó nằm xuống như con bò. Hoặc bạn có thể hướng dẫn trẻ “thụt xì dầu”, ngồi mọp xuống rồi đứng lên thật nhanh, hét lớn thứ mà trẻ không thích chẳng hạn như “bài tập về nhà”. Bạn có thể tìm các đĩa DVD hướng dẫn tập yoga cho trẻ tại các tiệm băng đĩa, hoặc tìm lớp dành riêng cho trẻ ở các trung tâm thể dục..

Ra ngoài chơi

Ra ngoài chơi cũng mang lại tâm trạng tốt cho trẻ, điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu. Thậm chí chỉ cần nhìn ra thiên nhiên từ cửa sổ cũng tạo ảnh hưởng. Vì thế bạn có thể khuyến khích trẻ ngoài ngoài sân hoặc đưa trẻ ra công viên đi bộ thư giãn. Bạn có thể cùng trẻ tìm những chiếc lá có hình dáng lạ, ném đá cuội vào hồ nước hoặc chỉ đơn giản là ngã lưng giữa công viên để ngắm hình dạng những đám mây.

Nhảy múa

Bất kỳ bài tập nào cũng có thể giúp trẻ cảm thấy khá hơn khi bị stress. Nhưng nhảy múa có thể tạo hiệu quả gấp đôi nhờ vào chuyển động khi nhảy múa và âm nhạc có thể khiến trẻ xả stress nhanh hơn. Không khó khăn khi thực hiện, chỉ cần mở bài nhạc trẻ yêu thích và để trẻ nhảy múa theo nhịp. Tuy nhiên bạn đừng quên dặn trẻ đóng cửa “phòng nhạc” để không làm phiền các thành viên khác trong gia đình và mở âm lượng vừa phải.

Nghĩ về những điều đúng trong ngày

Khi cảm thấy stress, trẻ có thể chỉ muốn một mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên hướng dẫn trẻ điểm lại những gì đã xảy ra trong ngày và lưu giữ lại những điều tốt, cho dù chỉ là những điều nhỏ nhặt. Ví dụ đó có thể là khi trẻ kể một câu chuyện cười và mọi người đều lăn ra cười bò, hoặc trẻ đã có một tiết học rất thú vị ở môn vẽ. Hãy hướng dẫn trẻ ghi lại danh sách những điều tốt này, và sau đó lại xem lại và thêm mới vào ngày hôm sau và cứ thế.

Tìm sự cân bằng

Cách tốt nhất để stress không tới kiếm là có một cuộc sống cân bằng. Nghĩa là trẻ có những quyết định hợp lý về “chi tiêu” thời gian trong ngày. Nếu trẻ chỉ học và học mà không có thời gian chơi, trẻ sẽ bị stress. Hãy giúp trẻ ghi nhớ 4 điều để có một cuộc sống cân bằng là: ngủ đủ giấc, tập thể dục mỗi ngày, thời gian thư nhàn (với điều gì đó thú vị và vui vẻ), và ăn uống điều độ.

Giúp trẻ giải tỏa stress cũng cần đến sự quan tâm đúng lúc từ bậc phụ huynh. Phần lớn, các vấn đề của trẻ đều có thể được giải quyết từ những giải pháp của bậc làm cha làm mẹ. Đừng vì chút danh hảo mà bắt trẻ phải học tập suốt ngày, không có thời gian chơi. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên rằng ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ cũng là hai cách tuyệt vời để “dẹp tan giặc stress”. Bạn biết phải làm gì để giúp trẻ rồi chứ?