Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Phát hiện năng khiếu tiềm ẩn ở trẻ từ khi còn sớm.

Mỗi người được sinh ra với một năng lực khác biệt để làm nên cuộc đời của chính họ. Có thể con bạn cũng tiềm ẩn một tài năng nào đó mà bạn chưa kịp nhận ra để giúp con phát triển nó. Vậy, làm cách nào để phát hiện điều đó?

Với phương châm vừa học, vừa chơi, mẹ có thể lựa chọn cho bé những sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất lượng đảm bảo và an toàn cho bé như đồ chơi gỗ, đồ chơi thông minh... giúp bé phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và tập trung ghi nhớ.

Người nào biết được mình sinh ra để làm gì chắc chắn người đó sẽ thành công. Đôi khi những tài năng đó bộc lộ một cách kỳ diệu ngay từ nhỏ (các trường hợp này thông thường tỏ ra rất kém các lĩnh vực khác). Cũng có khi nó chỉ biểu hiện mơ hồ bằng những sở thích, biểu hiện khác thường, thậm chí là kỳ dị.

Khi nào phát hiện được tài năng?

Theo các nhà tâm lý, tài năng của mỗi người đòi hỏi điều kiện và có tính chất tạm thời. Sở dĩ nói tài năng có điều kiện là vì nó phát triển được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống và môi trường giáo dục. Riêng tính chất tạm thời được hiểu là thời điểm bộc lộ tài năng. Nhiều nhân tài bộc lộ năng khiếu từ rất sớm và được coi là những thần đồng. Trong khi đó cũng có nhiều người chỉ trở thành những nhân tài khi đã lớn khôn. 

Phân biệt trí tuệ phân tích, trí tuệ tổng quát và các loại trí tuệ khác

Mặc dù có nhiều tranh luận về khái niệm tài năng trong giới tâm lý và sư phạm nhưng nhìn chung việc đánh giá tài năng của một đứa trẻ đều căn cứ vào sự kiên nhẫn của nó đối với một lĩnh vực nào đó. 


Trí tuệ phân tích



Trẻ có năng khiếu trí tuệ đặc biệt có thể dành hết thời gian cho vấn đề nó quan tâm.​

Đối với trẻ có năng khiếu trí tuệ đặc biệt, thành tích học tập ở lứa phổ thông không nói lên điều gì về tài năng của chúng. Trường hợp này thường tư duy rất logic các vấn đề mà chúng quan tâm ở mức độ cao. Chúng có thể chuyên tâm và dành hết thời gian cho việc đó dù cứ lẹt đẹt ở vị trí cuối lớp trong các lĩnh vực khác. Và cũng những tài năng này đã làm thay đổi thế giới bằng những phát minh của mình. 

Trí tuệ tổng quát


Trẻ có trí tuệ tổng quát thường tỏ ra nổi trội với những thành tích học tập vượt bậc.​


Một số trẻ khác lại tỏ ra nổi trội với những thành tích học tập vượt bậc. Chúng có thể vượt qua một cách dễ dàng các bài tập thuộc tất cả các lĩnh vực mà không hề cảm thấy vất vả. Những trẻ này tất nhiên luôn đứng đầu danh sách khen thưởng của trường. 

Các loại trí tuệ, năng khiếu khác

Trên thế giới hiện nay, phát triển một con người toàn diện thường hướng đến 8 loại hình trí tuệ bao gồm: ngôn ngữ; tư duy - suy luận; không gian – thị giác; thính giác – âm nhạc; xúc giác – vận động; tương tác; tự nhiên và nội tâm.


Trẻ dễ dàng bộc lộ năng khiếu về nghệ thuật, chẳng hạn như âm nhạc.​

Trong đó, năng khiếu về nghệ thuật có thể dễ dàng dự đoán. Trẻ có thể bộc lộ nó thông qua các hoạt động vượt trội trong các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh, vũ kịch…

Một dạng năng khiếu khác có cách bộc lộ khác thường đó là sáng tạo. Dường như những đứa trẻ này đều muốn đi theo con đường của riêng chúng, đôi khi chúng gây ra xung đột, tỏ sự ương bướng và phớt lờ những gì mang tính nguyên tắc. Thông thường, những trẻ này bộc lộ trước hết bằng những khuyết điểm, trước khi có một cú hích để chúng bộc lộ sự sáng tạo. Chẳng hạn, khi có một đề tài mở để tạo nên một cái hoàn toàn mới, trẻ có tài năng sáng tạo sẽ tận dụng để khẳng định mình. 



Thiên hướng lãnh đạo rất khó được chấp nhận khi trẻ còn nhỏ.​

Một kiểu năng khiếu rất khó được chấp nhận dù không khó để nhận ra đó là thiên hướng lãnh đạo. Đặc trưng của các tài năng này là khả năng thấu hiểu nhu cầu và phát hiện xu hướng của người khác cũng như các sự việc. Để tài năng này chín mùi đòi hỏi phải có một nền tảng kiến thức đủ sâu rộng tương xứng với tiềm năng mà họ có được. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, những học sinh kiểu này đã trở thành “đầu têu” của mọi hoạt động và thường có những quyết định chuẩn mực, quyết đoán những lúc cần thiết.


Năng lực trí tuệ của trẻ có năng khiếu thể thao không thấp như nhiều người nghĩ.​

Sau cùng, một dạng năng khiếu đặc biệt thuộc về vận động đó chính là thể thao. Theo các nghiên cứu trên các vận động viên nổi tiếng thế giới, các nhà tâm lý đã nhận ra một điều rằng họ không hề có mức năng lực trí tuệ thấp như nhiều người vẫn lầm tưởng. Ngược lại, năng lực trí tuệ của họ khá cao. Đó là kết quả của mối liên hệ trực tiếp giữa sự phát triển của động cơ, tâm lý và trí tuệ. Những trẻ theo đuổi thể thao và chuyên tâm vào đó thường không có kết quả học tập tốt đơn giản chỉ vì chúng có quá ít thời gian để học hành tử tế.


Yeutre.vn 

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Những đức tính luôn cần phải dạy con dù ở bất cứ thời đại nào.

Để trở thành một người cha không khó, nhưng để trở thành một người cha tốt, đòi hỏi các ông bố phải sử dụng cả cái đầu và cả trái tim.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Không quá ngạc nhiên khi con cái lấy cha mẹ làm hình tượng điển hình để noi theo. Bởi đó là những người trẻ tiếp xúc đầu tiên và gặp gỡ thường xuyên. Chính vì thế, những hành động, suy nghĩ của người làm cha, làm mẹ ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách con. 

Một trái tim mạnh mẽ


Dạy con mạnh mẽ.​

Cuộc sống vô vàn những thử thách và không ai đảm bảo sẽ không bao giờ vấp ngã. Bạn không thể dạy con làm sao để không bị quỵ ngã vì đó là quy luật để con tiến đến sự trưởng thành. Vậy nên, hãy dạy cho con sự mạnh mẽ cần thiết để biết cách đứng lên sau mỗi lần thất bại. Bởi cuộc sống không có chỗ cho những người yếu đuối và sợ hãi. 

Nếu như người mẹ dạy con sự dịu dàng như dòng suối, thì người cha hãy cho con thấy sự kiên cường của cây tùng, cây bách. 

Một người biết yêu thương

Đừng nghĩ công việc nhà chỉ là chuyện của những bà mẹ và mặc nhiên gán nó cho trách nhiệm của người mẹ trong gia đình. Tại sao các con và bố không phải là những người trước hết san sẻ cùng mẹ nỗi vất vả của những công việc không tên này? Đó không gì hơn là một cách thể hiện tình yêu thương tuyệt vời mà các thành viên trong gia đình phải ưu tiên dành cho nhau. Hãy cho đứa trẻ thấy, làm việc nhà cũng là một cách để yêu thương. Để làm được như thế, tất nhiên bố cũng phải xắn tay áo và bắt tay dọn dẹp với mẹ. Đứa trẻ sẽ cảm thấy ngôi nhà chúng đang ở ngập tràn tình yêu của bố mẹ dành cho nhau, của con cái dành cho bố mẹ và ngược lại. Đó cũng chính là phép thử tốt nhất cho trái tim biết quan tâm của trẻ với những người xung quanh. 

Một con người dũng cảm

Đừng nghĩ sự dũng cảm cao vời như thể con bạn sắp trở thành người hùng trong một cuộc giải cứu nào đó. Đợi điều ấy xảy đến chi bằng hãy dạy con biết cách nhận lỗi về mình khi làm sai. Những đứa trẻ thường rất sợ tội vì nó luôn đi đôi với hình phạt. Nhưng khi chúng biết nhận lỗi là lúc chúng biết gánh lấy trách nhiệm và sẵn sàng sửa sai. Và đó chỉ là một ví dụ rất đơn giản trong muôn vàn những tình huống thực tế mà bạn có thể dạy con về lòng dũng cảm. Chỉ qua những cách sửa dạy như vậy, bạn mới có thể mong ngày một ngày nào đó con có thể làm được những việc lớn hơn.

Người biết đối nhân xử thế



Dạy trẻ cách đối nhân xử thế qua những tình huống của cuộc sống.​

Xã hội ngày nay đánh giá cao cách con người ứng xử thông minh với những cảm xúc của cá nhân. Đó là chính là chỉ số EQ của mỗi người. Để trở thành người có chỉ số EQ cao, không phải là chuyện từ trời rơi xuống. Con bạn phải được học và rèn giũa cách tiết chế cảm xúc, cách quan tâm đúng mực đến người khác, cách hành xử thông minh trước các phản ứng tiêu cực… Để làm được điều này, bạn phải cho con được quan sát và trải nghiệm qua các tình huống của cuộc sống, trong đó vai trò đồng hành của những người làm cha rất quan trọng. 

Người sống thật

Không như những bài vở nằm im trên trang giấy, cuộc sống đẩy bạn trải nghiệm trước khi rút ra bài học cho chính mình. Thế nên, hãy dạy con đi bằng chính đôi chân của mình để bước vào đời sống thực với những gai góc.

Chỉ khi con biết được giá trị của bản thân là gì thì những ảo tưởng được tô vẽ đến đâu cũng không thể làm con sa lầy. 

Sống thực cũng có nghĩa là đề cao những giá trị thực, không gian dối, lọc lừa. Những đức tính này rất cần thiết để làm nên một nhân cách chính trực.

Con người có nguồn cội



Dạy trẻ biết yêu nguồn cội.​

Ai cũng có cho mình một quê hương và mang trong mình một dòng máu. Từng ngày sống, những điều đó vẫn âm thầm chạy trong huyết quản và nó nhắc nhở một điều thiêng liêng về nguồn cội. Người bất hạnh nhất là người không biết mình từ đâu đến và làm mọi việc vì điều gì. Chính quê hương, nguồn cội sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những ước mơ dù bạn có tha phương đến đâu chăng nữa. Chính vì thế, dạy con ý thức được điều này cũng có nghĩa bạn cho con một điểm tựa để trưởng thành.


Yeutre.vn ​

"Cha đẻ" của Ipad đã dạy con như thế nào về lòng can đảm.

“Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ!” Sau mỗi lần thất bại, Steve Jobs lại càng đưa ra nhiều ý tưởng, càng sáng tạo và dũng cảm. Con chúng ta cũng cần mạo hiểm, sống với đam mê của mình để thực sự thành công!

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.


Sau mỗi thất bại Steve Jobs lại đưa ra nhiều ý tưởng hay​


Con mình có đủ thông minh?

Nếu bạn có con trong độ tuổi đi học, có thể bạn đã từng nghe rất nhiều về tầm quan trọng của việc các con cần phải làm tốt nhất những bài kiểm tra ở lớp. Nếu con bạn đang học cấp 3, có thể bạn sẽ sẵn sàng thuê gia sư cho chúng để chúng có thể đạt được điểm cao trong kì thi vào đại học. Tất cả điều đó dường như đi đến một mối quan tâm chính là “Liệu con mình có đủ thông minh tài giỏi?”.

Một người bạn của tôi đã từng dạy mầm non nhiều năm. Tôi đã nghe cô ấy kể về bố mẹ của một cậu học sinh đặc biệt hay gây rối trong lớp. Trong cuộc họp phụ huynh, bố mẹ của cậu bé dường như không hề quan tâm đến những hành vi của con trai họ. Vậy điều gì khiến cha mẹ này quan tâm, thực sự có phải chỉ là trí thông minh, điểm số, thành tích của con họ không?

Các bậc cha mẹ đã không nhận ra rằng ngoài thông minh, còn rất nhiều phẩm chất của trẻ góp phần vào sự thành công của trẻ trong học tập. Một số phẩm chất đó là sự hợp tác và tự điều chỉnh. Hợp tác được thể hiện qua tinh thần đồng đội, sự đồng cảm và kỹ năng giao tiếp. Tự điều chỉnh được thể hiện qua khả năng kiểm soát cảm xúc của người khác và đưa ra những hành vi phù hợp với tình hình.

Tôi đã nghe bài diễn thuyết của Paul Tough - tác giả của cuốn sách: How Children Succeed: Grit, Curiosity, and the Hidden Power of Character (Trẻ thành công như thế nào: Sự can đảm, tò mò và sức mạnh tiềm ẩn) - người đã làm việc với một nhóm lớn các nhà giáo dục và phát triển thanh niên ở Minneapolis. Ông cho biết, sai lầm của nước Mỹ là sử dụng chỉ số IQ và kết quả học tập là yếu tố để đánh giá sự thành công trong tương lai. Cuốn sách của ông cũng tổng hợp nhiều nghiên cứu về những gì liên quan thực sự đến thành công của trẻ. Ông đã trích dẫn 7 điểm mạnh có thể dùng để dự đoán được về sự thành công của trẻ trong tương lai, đó là: sự can đảm, tự kiểm soát bản thân, sự say mê, trí thông minh, lòng biết ơn, sự lạc quan, tính tò mò.

Hai trong số 7 phẩm chất này đó là sự can đảm và tự kiểm soát bản thân đều được hình thành từ thất bại. Thất bại có thể là những hướng dẫn hữu ích giúp chúng ta tiến lên trong cuộc sống. Rõ ràng, tạo ra lỗi lầm và học cách quản lý những lỗi lầm đó là điều rất quan trọng."

“Can đảm” quan trọng hơn cả “thông minh”!

Đồng nghiệp của tôi tại Viện Nghiên cứu và tôi đặc biệt bị hấp dẫn bởi một yếu tố góp phần quyết định thành công: sự can đảm.



Yếu tố góp phần quyết định thành công chính là sự can đảm​


Angela Duckworth, một bác sĩ tâm lý tại Đại học Pennsylvania, đã đưa ra một số điểm cho phép mọi người đánh giá mức độ can đảm của mình. Trong thực tế, can đảm rất quan trọng đối với sự thành công. Nó còn quan trọng hơn cả thể chất, kỹ năng lãnh đạo, trí thông minh.

Nghiên cứu cho thấy rằng những người được trải nghiệm liều lượng vừa phải nghịch cảnh trong cuộc sống có thể làm mọi thứ tốt hơn. Đối với trẻ em, nghịch cảnh có thể là hệ quả của việc cha mẹ ly hôn hoặc có cha mẹ bị mất việc. Là người lớn, chúng ta thường trải qua những vấn đề thuộc dạng này hay dạng kia và trẻ cũng biết điều đó. Điều quan trọng là chúng ta cần làm gương cho trẻ về kỹ năng đối phó khi đối điện với những khó khăn đa dạng của cuộc sống.

Ý tưởng này khiến tôi cảm thấy hy vọng. Trước hết, chúng ta có thể chỉ cho phụ huynh, giáo viên ý nghĩa của phẩm chất kiên trì và rất nhiều phẩm chất tích cực khác. Và rất có thể chúng ta sẽ mô hình hóa những phẩm chất này cho những đứa trẻ của chúng ta trong cuộc sống.

​Tôi đã từng biết một câu trích dẫn nổi tiếng của Steve Jobs - nhà lãnh đạo quá cố của Apple đó là “Stay Hungry. Stay foolish” ("Hãy cứ khát khao. Hãy cứ dại khờ). Steve Jobs đã có rất nhiều thứ: thông minh, lanh lợi, và gặp rất nhiều khó khăn. Ông đã trải qua nhiều thất bại, thậm chí mất kiểm soát công ty của mình trong nhiều năm, nhưng ông lại càng đưa ra nhiều ý tưởng, sáng tạo hơn, dũng cảm hơn. Người đàn ông đó thực sự rất can đảm. Có thể con em chúng ta cũng cần nắm bắt được quan điểm tương tự. Bởi vì chỉ có mạo hiểm, mơ ước, và sống đúng với đam mê của mình, mới có thể thật sự thành công và mãn nguyện.


Theo Parentfurther

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Mẹ đã cho cho bé xem Ti vi đúng cách?

Xem tivi đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích không ngờ cho sự phát triển của bé. Vì vậy, thay vì ngăn cấm, không cho bé xem tivi vì sợ con nghiện, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên hướng dẫn bé cách xem tivi đúng đắn, khoa học.

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.



Nên quy định cụ thể thời gian xem tivi với con​

Quy định thời gian và lịch xem cụ thể

- Đối với trẻ từ 4-6 tuổi, thời gian xem tivi mỗi ngày không nên vượt quá 2 giờ đồng hồ. Nếu bé xem quá nhiều có thể bị béo phì, ảnh hưởng thị lực, rối loạn phát triển ngôn ngữ…

- Lên lịch cụ thể cho bé để xem tivi, chẳng hạn 30 phút buổi sáng, 30 phút buổi trưa, 30 phút buổi chiều… Với lịch cụ thể này, bé sẽ không xem tivi mọi lúc hay có phản ứng khi bạn chuyển kênh hay tắt tivi.

Để bé tuân thủ theo quy định này, người lớn trong gia đình cần làm gương, không nên xem tivi hàng giờ.

Chỉ xem một số kênh nhất định

Bạn nên chọn một số kênh có các chương trình phù hợp với bé và quy định là bé chỉ được xem những kênh này. Điều này sẽ hình thành cho bé thói quen khi chương trình tivi đó kết thúc thì bé sẽ không dây dưa đòi xem thêm chương trình khác nữa.

Nói “không” với tivi những gì?


Không cho con xem tivi khi đang ăn​


- Không cho trẻ xem tivi khi đang ăn cơm bởi có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Điều này được giải thích như sau: khi trẻ vừa ăn vừa xem tivi, tất nhiên trẻ tập trung xem hơn là ăn như thế khiến trẻ ăn không tiêu, men tiêu hóa không tiết ra được... dẫn đến trẻ không hấp thu được thức ăn gây suy dinh dưỡng.

- Không mở tivi với âm lượng quá lớn nhất là khi người lớn nói chuyện, nghỉ ngơi hoặc nhà có khách.

- Không xem các chương trình tivi của người lớn hay phim hoạt hình, các chương trình cho trẻ em có tính bạo lực.

Khoảng cách xem phù hợp

Trẻ nhỏ thường có thói quen ngồi sát tivi để nhìn rõ hơn, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về mắt như cận thị, loạn thị… Khoảng cách xem tivi phù hợp với bé là bằng 5 lần chiều dài đường chéo màn hình hay chiều ngang tivi.



Nên cho trẻ xem tivi ở khoảng cách phù hợp​

Lưu ý độ chiếu sáng

Thêm một lưu ý nữa là bạn không nên cho bé xem tivi khi ánh sáng quá chói hoặc trong bóng tối. Đồng thời, cần điều chỉnh độ chiếu sáng của màn hình ở mức phù hợp.


Yeutre.vn (Tổng hợp)​

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Ảnh hưởng tâm lí khi bé thường xuyên bị nhát ma.

Một số cha mẹ thường dọa trẻ bị ma bắt nếu không nghe lời hoặc kể chuyện mà cho trẻ nghe thay vì những câu chuyện cổ tích hữu ích khác. Điều này thực sự tai hại và mang tới những hậu quả nghiêm trọng hơn cha mẹ nghĩ.

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.


1. Trẻ bị ám ảnh



Trẻ thường bị ám ảnh khi bị dọa ma hoặc nghe chuyện ma

Ám ảnh sẽ là hậu quả đầu tiên trẻ gánh chịu khi nghe chuyện ma hoặc bị người lớn nhát ma. Trẻ sẽ luôn cảm thấy xung quanh mình có ma quỷ và tưởng tượng ra nhiều thứ. Điều này khiến trẻ luôn sống trong sợ hãi, lo lắng, ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe của trẻ.

2. Hốt hoảng khi ở một mình

Chính vì sợ hãi nên trẻ thường hốt hoảng khi ở một mình. Đơn giản vì trẻ lo sợ sẽ bị ma bắt nếu chỉ có một mình. Cha mẹ sẽ gặp khó khăn khi để trẻ chơi một mình vì trẻ có thể sẽ quấy khóc và không chịu ở một mình. Do đó, việc nhát ma, kể chuyện ma cho trẻ là không nên.

3. Hình thành tính nhút nhát

Thay vì tự tin, vui vẻ như mọi người, trẻ lại trở nên nhút nhát, hay lo sợ sau khi nghe những câu chuyện ma hoặc bị dọa ma quá nhiều lần. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tính cách của trẻ sau này. 

4. Sợ bóng đêm



Bóng đêm trở thành nỗi sợ của trẻ​


Thông thường người lớn sẽ thường dọa trẻ bị ma bắt vào ban đêm nếu trẻ không nghe lời. Chính vì vậy, trẻ rất sợ bóng đêm và thường khóc nếu trời bắt đầu tối. Chưa kể, một số trẻ sẽ không dám đi vào chỗ tối trong nhà hoặc đi ngủ mà không có người đi cùng. Bóng đêm sẽ trở thành nỗi ám ảnh của trẻ. 

5. Trẻ gặp ác mộng

Chuyện ma hay nhát ma ám ảnh trẻ cả vào trong giấc ngủ, chính vì vậy, trẻ thường bị giật mình hoặc gặp ác mộng khi ngủ. Phản ứng của trẻ có thể là khóc thét, sợ hãi. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ và kéo theo sự suy sụp về tinh thần lẫn sức khỏe.

Tốt nhất, mẹ không nên kể chuyện ma, nhát ma trẻ, hoặc cho trẻ xem những hình ảnh bạo lực trên phim ảnh, truyền hình, báo chí để trẻ luôn cảm thấy an toàn và phát triển về thể chất cũng như tinh thần một cách tốt nhất.


Yeutre.vn (Tổng hợp)​

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Khi trẻ có tính hay ganh tị.

Ở tuổi lên 4-6, hẳn bé yêu nhà bạn đã biết “nổ” hay “khoe khoang” với bạn bè là mình có cái này cái kia, ngược lại, khi bé thấy bạn bè có thứ mà mình không có, bé sẽ tỏ ra ganh tỵ, so kè và chất vấn, đòi hỏi ba mẹ. Làm sao bây giờ?

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Thật ra, hầu như mọi đứa trẻ đều ít nhiều có tính ganh tỵ, và theo các chuyên gia tâm lý, điều này cũng rất bình thường vì ngay cả người lớn cũng không tránh khỏi điều này. Biết ganh tỵ đôi khi còn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển về nhận thức, biết so sánh, đánh giá, phán xét… Việc trẻ ganh tỵ chỉ trở nên bất thường khi điều đó diễn ra thái quá, trẻ hở chút là khóc lóc, đòi hỏi ba mẹ phải đáp ứng yêu cầu của mình.

Khi đó, những lưu ý dưới đây sẽ giúp ba mẹ xoa dịu tính ganh tỵ của bé với những trẻ khác, kể cả với các em của mình:

Nhẹ nhàng với trẻ


Không nên quát mắng hay nạt nộ khi trẻ có những đòi hỏi thái quá​


Ba mẹ không nên nạt nộ, la mắng hay thậm chí đánh đập trẻ khi trẻ cứ lu loa khóc lóc, đòi hỏi ba mẹ phải mua cho mình thứ mà bạn bè đang có cho bằng được. Làm vậy sẽ càng khiến trẻ không được thỏa lòng, ấm ức mà còn không hiểu lý do tại sao mình không được ba mẹ đáp ứng. 

Cách tốt nhất, ba mẹ nên nhẹ nhàng trò chuyện với con, lắng nghe con nói lên suy nghĩ của mình từ đó giải thích cho con hiểu chuyện này tuy thường gặp nhưng không phải là điều tốt, con nên từ bỏ thì mới ngoan.

Cho trẻ hiểu sự đa dạng

Những khác biệt, đa dạng trong cuộc sống là điều đương nhiên, vì vậy, trẻ ở từng gia đình cũng sẽ có những khác biệt nhất định, từ quần áo, dày dép đến đồ chơi, nhu cầu ăn uống, tiêu pha, bánh kẹo... Ba mẹ nên giải thích cho con hiểu điều đó, rằng con có cái này thì bạn bè của con có cái khác, và ngược lại. Đó mới là cuộc sống và con không nên ganh tỵ với các trẻ khác, con và bạn bè có thể chia sẻ, trao đổi hay thậm chí tặng cho nhau những thứ có thể. 

Vẫn còn nhiều trẻ kém may mắn khác



Mẹ hãy luôn giúp trẻ hiểu rằng mình may mắn hơn rất nhiều người​


Thật không quá khó để ba mẹ cho con biết rằng trong cuộc sống còn có rất nhiều mảnh đời kém may mắn hơn con rất nhiều, thông qua các chương trình trên tivi, phim ảnh hay đời thực. Khi trẻ ít nhiều biết rằng mình còn may mắn, đủ đầy hơn nhiều trẻ khác, thì trẻ sẽ bớt ganh tỵ và càng hiểu giá trị cuộc sống hơn. 

Nếu có điều kiện, ba mẹ cũng nên cho con tham gia các chuyến đi từ thiện, đến những trung tâm nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ để trẻ “mở rộng tầm mắt. Đây là những bài học thực tế rất sâu sắc mà ba mẹ có thể dạy dỗ con mình.

Nếu trẻ ghen tỵ với em nhỏ trong nhà

Trong nhiều gia đình, khi ba mẹ có thêm em bé mới, những trẻ lớn hơn có thể sẽ ngấm ngầm ganh tỵ với em. Sự ganh tỵ đó sẽ lớn dần qua thời gian nếu ba mẹ không kịp thời nhận ra và cân đối lại mọi thứ. Giải pháp là, trước tiên ba mẹ cần giải thích cho con hiểu về việc con đã hay sặp được “lên chức” anh/chị, mà đã là anh chị thì phải biết thương và nhường nhịn em. 


Không vì quá chăm em bé mà ngó lơ trẻ, hãy cho trẻ thấy mình cũng được yêu thương​

Ba mẹ cũng cần cho trẻ hiểu ba mẹ thương các anh em đồng đều như nhau, nhưng vì em bé còn nhỏ, chưa tự lo cho mình được nên ba mẹ cần quan tâm, chăm sóc em nhiều hơn… Thỉnh thoảng, ba mẹ cũng nên mua tặng con đồ chơi, bánh kẹo mà con thích hay đưa con đi chơi…, tránh ngó lơ con thái quá con sẽ càng ganh tỵ với em mình.


Yeutre.vn (Tổng hợp)​

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Để con không gặp nguy hiểm bởi những nguy cơ đe dọa từ người xấu.

Người lạ có thể mang đến những nguy hiểm cho trẻ như bắt cóc, xâm hại tình dục, lợi dụng trẻ… Để đề phòng những nguy hiểm này, ba mẹ cần trang bị cho trẻ 4 - 6 tuổi những kỹ năng nhận biết, bảo vệ mình trước người lạ.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Nhận diện người lạ 

Người lạ là ai? Ba mẹ có thể giải thích nôm na cho trẻ hiểu người lạ là những người mà cả gia đình hoặc bé chưa biết rõ, chưa gặp bao giờ. Tuy nhiên không hẳn người lạ nào cũng đều xấu. Vì vậy, việc đầu tiên là ba mẹ cần giúp trẻ nhận biết người lạ nào là xấu và người lạ nào có thể tin cậy.



Hãy giúp trẻ phân biệt đâu là người lạ xấu, đâu là người lạ tốt​


Người lạ xấu: Nếu trẻ thấy một người có những biểu hiện hay khi tiếp xúc với trẻ có những hành vi sau đây thì nên cảnh giác, tránh xa: 

+ Ra vẻ khẩn khoản hay năn nỉ trẻ giúp đỡ làm một việc gì đó; 

+ Xúi giục trẻ không nghe lời ba mẹ, người lớn; 

+ Dụ dỗ trẻ đi theo đến một nơi nào đó; 

+ Có các hành vi âu yếm hay đụng chạm đến “chỗ nhạy cảm” của trẻ; 

+ Yêu cầu trẻ giữ bí mật về chuyện gặp gỡ với họ; 

+ Có những hành động làm trẻ cảm thấy khó chịu…

Người lạ có thể tin cậy: Trong những trường hợp như trẻ đi lạc, gặp tình huống xấu trẻ có thể tin tưởng và nhờ sự giúp đỡ của những người lạ sau: Công an, cảnh sát, bảo vệ, nhân viên y tế, giáo viên... Tất nhiên người đó phải loại trừ các trường hợp kể trên.

Cách ứng xử khi gặp người lạ

Những nguy cơ tiềm ẩn từ người lạ là rất nhiều, ba mẹ nên cho bé “học thuộc lòng” những cách ứng xử sau đây khi gặp người lạ nhé:

Nói không: 

Trẻ cần thẳng thắn nói “không” với những điều dưới đây khi gặp người lạ:

- Không nhận quà, bánh, kẹo, đồ chơi…

- Không đi theo người lạ đến bất kỳ nơi đâu, ngay cả khi người lạ nhận là người thân của ba mẹ, đọc tên ba mẹ, tên trẻ, địa chỉ nhà và đề nghị dẫn trẻ về nhà hay đến cơ quan ba mẹ, đến khu vui chơi… 



Ba mẹ nên dạy con nói "không" với những người lạ​


- Không cho người lạ ôm hôn, đụng chạm đến cơ thể.

- Không đồng ý làm theo những lời xúi giục của người lạ: phản đối lại ba mẹ, lấy món đồ nào đó của gia đình để đưa cho họ…

- Không mở cửa nhà nếu có người lạ muốn vào nhà khi ba mẹ đi vắng.

Hét to

Trong trường hợp trẻ thấy sợ hãi hoặc đã từ chối nhận quà bánh, lời đề nghị của người lạ nhưng họ vẫn tiếp tục dụ dỗ, bám theo, khi đó trẻ cần la lớn lên để “cảnh báo” hoặc gây chú ý với những người xung quanh, phòng nhờ giúp đỡ. Những câu trẻ có thể dùng là: “Con không đồng ý. Con không quen cô/chú. Người này có ý xấu với con. Đây không phải là người quen của con…”. Tiếng la hét của trẻ sẽ làm người lạ sợ và không dám lại gần trẻ nữa.

Nhờ sự giúp đỡ

Trong khi hét lớn, trẻ phải bỏ chạy xa người lạ, đến những nơi đông người, trung tâm thương mại, gặp cảnh sát, công an, bảo vệ… để nhờ giúp đỡ. Trong trường hợp có người lạ đi theo trẻ, trẻ có thể làm những “động tác giả” như chạy vào tiệm tạp hóa/siêu thị mua đồ, hỏi đường chú công an/bảo vệ…

Yeutre.vn (Tổng hợp)​

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bé sụt cân.

Bé đang khỏe mạnh, ăn uống điều độ nhưng cân nặng bỗng nhiên bị giảm sút. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bị giảm cân? Mẹ hãy cùng yeutre.vn tìm hiểu những nguyên nhân chính dưới đây.

Với phương châm vừa học, vừa chơi, mẹ có thể lựa chọn cho bé những sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất lượng đảm bảo và an toàn cho bé như đồ chơi gỗ, đồ chơi thông minh... giúp bé phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và tập trung ghi nhớ.

1. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn



Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn là nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân​


Khi bắt đầu bước vào giai đoạn từ 3 - 6 tuổi, chế độ ăn uống của trẻ hoàn toàn khác khi trẻ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nhận ra điều này. Mẹ vẫn cho bé ăn uống với chế độ dinh dưỡng như cũ và không có nhiều sự thay đổi. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng và gây sụt giảm cân ở trẻ.

Mẹ lưu ý, cần bổ sung chất đạm, béo, đường, bột... để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhất cho trẻ.

2. Thay đổi môi trường sống đột ngột

Đây là thời điểm bé bắt đầu cuộc sống tự lập và làm quen với môi trường học tập. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý bé. Đó cũng chính là lí do khiến bé bị sụt cân vì lo lắng nhiều. Ngoài ra, chế độ ăn uống tại lớp học cũng không giống như chế độ ăn uống tại nhà. Bé có thể chưa quen khẩu vị, không ăn được nhiều nên dẫn tới bị sụt cân.

3. Do rối loạn tiêu hóa



Mắc các chứng bệnh về hệ tiêu hóa cũng khiến bé sụt cân​


Mẹ có thể quên tẩy giun cho bé định kỳ hoặc có thể bé đang bị kiết lị, tiêu chảy, tả… chúng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng dù ăn nhiều thực phẩm. Ngoài ra, chứng đau bụng, khó tiêu cũng khiến bé biếng ăn, mệt mỏi và dẫn tới giảm cân. Mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên hơn để phát hiện kịp thời và đưa bé đi khám sớm.

4. Mọc răng

Hầu hết khi mọc răng, trẻ đều bị sốt và quấy khóc, biếng ăn. Vì vậy, chuyện bé bị giảm cân giai đoạn này là hết sức bình thường. Mẹ nên cho bé ăn những món ăn mềm, ít gia vị, dễ tiêu để bé không bị đau răng. Ngoài ra, cần theo dõi tình trạng mọc răng của bé. Nếu bé sốt cao nhiều ngày không hết, ngay lập tức tới trạm y tế gần nhất để thăm khám.

5. Viêm phổi



Ho dai dẳng khiến bé không khỏe cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm cân​


Những cơn ho dai dẳng, đau rát cuống họng, sốt chính là “hung thần” khiến bé giảm cân thậm chí còn bị tử vong. Đặc biệt là vào mùa lạnh, trẻ thường bị nhiễm lạnh và dẫn tới viêm phổi nếu mẹ không chú ý mặc ấm cho trẻ. Để phát hiện sớm bệnh viêm phổi, mẹ cần theo dõi nhịp thở của trẻ. Nếu nhịp thở của trẻ từ 40 lần/phút thì cần phải đưa trẻ tới bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.

Yeutre.vn (Tổng hợp)​

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Tập cho trẻ 3 - 6 tuổi tiêu tiền sớm có phải là làm hư trẻ?

Nhiều ba mẹ lo sợ rằng, nói với con về chuyện tiền bạc hay cho con tiêu tiền sớm sẽ khiến con hư hỏng, hoang phí. Thật ra, điều này chưa hẳn đúng đâu nhé!


Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc


Nên dạy trẻ biết về giá trị của đồng tiền khi còn bé sẽ giúp trẻ sống tốt hơn khi trưởng thành​

4 lý do ba mẹ cho trẻ tiêu tiền sớm:

- Điều kiện kinh tế phát triển.

- Để con không cảm thấy thua kém bạn bè.

- Chiều chuộng con.

- Tập cho con thói quen chi tiêu.

Khi nào nên cho trẻ biết đến tiền? 

Nhiều cha mẹ cho rằng, việc tiêu tiền quá sớm ở trẻ sẽ khiến trẻ hư hỏng, tuy nhiên, thực tế không hẳn là như vậy. Khi trẻ còn nhỏ, khả năng tiếp nhận những lời chỉ bảo của cha mẹ rất nhanh, vì vậy, giai đoạn này chính là giai đoạn thích hợp để cha mẹ dạy trẻ về đồng tiền. Bạn hãy coi như đây là một điều bình thường cũng giống như dạy trẻ biết ăn, biết tự tắm vậy, vì tiền cũng là một phần quan trọng của cuộc sống.

Hãy cho trẻ biết, cha mẹ đã kiếm tiền cực khổ thế nào và trẻ cần phải biết cách chi tiêu, kiểm soát và hiểu được giá trị của đồng tiền để hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ nhỏ. 

Nên dạy trẻ về tiền như thế nào?

Ba mẹ nên dạy trẻ có thái độ đúng đắn về đồng tiền theo tiêu chí sống của mình. Chẳng hạn, ba mẹ có thể bắt đầu dạy con về những khoản chi tiêu cần thiết trong gia đình khi thấy con có hứng thú. Hãy mạnh dạn kể với trẻ về việc ba mẹ đã sử dụng tiền bạc ra sao? Đầu tư, tiết kiệm hay sử dụng cho những nhu cầu thiết yếu trong gia đình như thế nào? 



Cha mẹ nên dạy con biết tiết kiệm tiền khi còn nhỏ​


Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý, thay vì dạy con tiêu tiền bằng cách sẵn sàng cho con tiền để tiêu vặt hay mua bất cứ đồ gì con muốn, ba mẹ hãy nhớ đừng bao giờ cho tiền ngay khi con xin. Hãy hỏi con về món đồ con sắp mua, có thực sự cần thiết không, nếu không cần thiết cha mẹ nên giải thích cho con vì sao không nên mua. Cha mẹ đừng tỏ thái độ khó chịu với con về việc con xin tiền, như vậy, còn vừa không hiểu được vì sao mà lại cho rằng ba mẹ không yêu thương trẻ.

Ngoài ra, nếu trẻ muốn xin tiền mua đồ chơi hoặc bất cứ đồ dùng nào cha mẹ cũng nên ra điều kiện với trẻ như yêu cầu trẻ phải dậy sớm tập thể dục trong 1 tuần chẳng hạn, để trẻ hiểu rằng để làm ra đồng tiền và mua những thứ mình thích thì vô cùng vất vả.

Hãy trở thành tấm gương tốt của con

Nếu bạn chỉ dạy con trên lý thuyết mà không có thực hành, bản thân lại không làm gương thì tất cả những lời dạy dỗ đó chỉ như “nước đổ lá khoai” mà thôi. Muốn con biết quý trọng sức lao động và giá trị đồng tiền khi làm ra, cha mẹ cần phải cho con thấy bản thân mình cũng rất tiết kiệm, chi tiêu cân đối chuyện tiền nong, không tiêu xài hoang phí và chỉ sử dụng vào mục đích cần thiết. Nhìn vào cách chi tiêu của cha mẹ, trẻ cũng sẽ hiểu được phải tiêu tiền như thế nào.

Ngoài ra, cha mẹ không nên coi trẻ là thành viên nhí, không quan trọng, hãy coi trẻ là một thành viên rất quan trọng trong gia đình và cùng nhau bàn bạc chuyện tiết kiệm tiền để trẻ hiểu được vai trò của mình trong việc xây dựng kinh tế gia đình. Nhờ đó, trẻ sẽ hạn chế mè nheo đòi tiền cha mẹ, không đòi mua sắm những đồ chơi đắt tiền. 

Điều này rất có ý nghĩa khi trẻ trưởng thành, trẻ sẽ trở thành người tiết kiệm, biết sử dụng đồng tiền hợp lý và càng tỏ lòng biết ơn đến công sinh thành, nuôi dưỡng vất vả của cha mẹ hơn.


Yeutre.vn​

Đến khi nào thì nên cho bé chấm dứt tình trạng ngủ chung với ba mẹ?

Trẻ đòi ngủ chung với ba mẹ hoặc ba mẹ cũng thích ngủ chung với con là chuyện rất bình thường, có thể gặp ở bất kỳ gia đình nào. Vấn đề là, ba mẹ nên cho trẻ ngủ chung với mình đến khi nào là… vừa?

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.


Ở Việt Nam tỉ lệ trẻ em ngủ chung với ba mẹ chiếm đa số.​

Chuyện không của gia đình nào 

Nếu ở phương Tây, chỉ có 6% trẻ em ngủ chung cùng bố mẹ, ở Nhật là 26% thì ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ em ngủ cùng bố mẹ chiếm đa số. Thậm chí rất nhiều bà mẹ cho con ngủ cung tới tận 6-9 tuổi bởi quan niệm, trẻ nhỏ cần gần ở bố mẹ để được yêu thương, bú mớm theo nhu cầu và cũng từ đó gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng. Ngoài ra, một phần do thời tiết lạnh miền Bắc cũng khiến đứa trẻ sinh ra được gần gũi và ngủ chung với bố mẹ lâu hơn, lâu dần thói quen, đến khi đứa trẻ lớn, vào lớp một cha mẹ mới bắt đầu cho con ngủ riêng. 

Tuy nhiên, thời gian cho con ngủ chung quá dài như vậy lại “lợi bất cập hại”. Trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý, thói quen từ người mẹ hoặc bố như việc nghiện thuốc lá, rượu ở bố mẹ hay chứng kiến hành vi bạo lực của bố mẹ có thể khiến bé bị chấn động tâm lý. Chưa kể, cử chỉ thân mật thái quá của bố mẹ có thể khiến bé bị kích dục sớm.

Trẻ ngủ chung với ba mẹ đến khi nào?

Tùy vào văn hóa từng vùng miền, cách suy nghĩ của từng gia đình mà cha mẹ có thể cho trẻ ngủ cùng trong thời gian ngắn hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, nếu có thể thì ngay từ khi bé sinh ra, cha mẹ nên tập cho bé ngủ một mình trong nôi để bé có thể tự lập sớm, và nhớ là nôi cần phải đặt ở nơi bạn cảm thấy an toàn và gần với mình nhất (trong phòng của bạn chẳng hạn).



Để bé tự lập sớm, sau khi sinh ba mẹ nên cho bé ngủ một mình trong nôi. ​

Cũng theo các nhà nghiên cứu, các bậc phụ huynh không nên cho bé từ 3 tuổi trở đi nằm chung giường vì lúc này bé đã có khả năng phân biết giới tính, bé thích gần gũi với người khác giới hơn, việc cho bé nằm chung có thể ảnh hưởng tới tâm lý tình cảm của bé nếu cha mẹ có hành động thân mật, và bé thiếu sự độc lập khi bắt đầu bước vào độ tuổi đi học.

Nếu bé đã quen ngủ chung và không chịu ngủ riêng, cha mẹ có thể tập cho bé ngủ riêng trong thời gian dài, trước giờ ngủ nên đọc truyện hoặc hát cho bé nghe giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ. Cha mẹ cũng nên để đèn ngủ trong phòng bé để bé không hoảng loạn khi tỉnh dậy giữa đêm. 

Có thể thời gian đầu, bé sẽ rất khó khăn với việc ngủ riêng, thậm chí quấy khóc, nhưng cha mẹ cần kiên trì giữ quan điểm của mình để bé quen dần với nếp sống độc lập ngay từ khi còn bé. 

Lưu ý khi cho bé ngủ riêng

- Sử dụng các loại chăn, đệm với chất liệu mềm, nhẹ mà không lo bé bị nghẹt thở khi bị đè vào người
- Cần trang bị các tấm chắn quanh giường đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ, đặc biệt các bé từ 3 tuổi trở xuống.
- Để đèn trong phòng bé.
- Nên kiểm tra giấc ngủ của bé vào đêm để đảm bảo bé ngủ ngon và không có bất cứ điều gì ngoài ý muốn xảy ra.

Yeutre.vn​

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Mẹ cần cảnh giác với những dấu hiệu khi bé nôn trớ sau.

Tình trạng nôn trớ tuy khá thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng các mẹ không nên cho là bình thường mà thiếu cảnh giác. Bởi có những dấu hiệu khi nôn trớ cho thấy tình trạng sức khỏe của trẻ đang có vấn đề, thậm chí nguy hiểm.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

Dựa vào những dấu hiệu dưới đây, các mẹ có thể biết đâu là nôn trớ bình thường và bất thường cần đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế sớm.


Khi trẻ nôn trớ nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe trẻ có vấn đề. ​

Khi nào là bình thường?

Biểu hiện: Trẻ có thể nôn trớ sau khi uống sữa, ăn, hay bé vặn người, vận động vui chơi. Bé nôn ra một sữa, thức ăn, có thể làm cho bé sợ, khóc.

Nguyên nhân: Có thể do bé uống sữa, ăn quá no, mệt mỏi, căng thẳng, đầy bụng, ho, bị bệnh, rối loạn tiêu hóa, khóc, đi xe ô tô…

Xử lý: Thông thường sau khoảng 6 - 24 giờ, bé sẽ hết nôn trớ mà mẹ không cần dùng bất kỳ biện pháp nào. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, chơi đùa vui vẻ, tăng cân đều thì mẹ không cần quá lo lắng về việc này.

Những dấu hiệu bất thường cần cảnh giác

Nếu thấy bé có những biểu hiện kèm theo khi nôn trớ dưới đây, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện, cơ sở y tế càng sớm càng tốt để bác sĩ can thiệp kịp thời.

Nôn trớ kèm máu: Nếu gặp tình trạng này, có thể do bé gặp vấn đề như nhiễm khuẩn dại dày hoặc các mô trong dạ dày bị thương nên khi bé nôn sẽ kèm có máu. Mẹ không nên tự ý mua thuốc hay tùy tiện dùng biện pháp nào mà nên đưa bé đi khám ngay.

Nôn trớ ngay sau khi bú sữa: Nguyên nhân do cơ van giữa dạ dày và ruột dày hơn, gây hẹp lại dẫn đến nôn, nôn thành vòi rồng. Trường hợp này, có thể bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để mở rộng cơ van này.


Trẻ nôn trớ sau khi bú xong có thể dạ dày trẻ đang có vấn đề. ​

Nôn trớ kèm sốt, tiêu chảy: Tình trạng này có thể do bé bị viêm dạ dày. Thông thường, các triệu chứng nôn, tiêu chảy kéo dài 1-5 ngày, làm bé sốt, mất nước.

Nôn trớ có dịch vàng xanh: Có thể do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, xoắn ruột, gan, mật bài tiết hoặc nghẽn phân xu. Bé cần được phẫu thuật để trở lại tình trạng bình thường nên mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Phát ban: Ban có thể nổi quanh miệng, cổ, đầu gối, khuỷu tay sau khi bé nôn có thể do bị dị ứng sữa hay thức ăn. Cần đưa bé đi khám ngay nếu có dấu hiệu khó thở, sưng miệng bởi đây là biểu hiện dị ứng nặng, nếu không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, thậm chí tử vong.

Yeutre.vn​

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Những loại độc tố trong nhà có thể gây nguy hại cho trẻ.

Các mẹ nghĩ rằng nếu mình luôn giữa nhà cửa sạch sẽ, ăn uống vệ sinh thì trẻ sẽ không bị nhiễm độc? Coi chừng sai lầm nhé!

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Thật ra, có rất nhiều thứ ở xung quanh, kể cả những thực phẩm giàu dinh dưỡng quen thuộc, nếu không dùng đúng cũng có thể trở thành “độc tố” gây hại cho trẻ. Dưới đây là những loại “độc tố” như vậy, các mẹ cùng yeutre.vn cảnh giác nhé:

1. Tinh dầu cho trẻ 


Trẻ nuốt phải tinh dầu có thể ảnh hưởng đến phổi​

Sản phẩm này được đa số các mẹ dùng cho con hàng ngày, nhưng nếu không cẩn thận, để bé nuốt phải dù lượng nhỏ cũng có thể đi đến phổi, gây viêm phổi, cản trở oxy vào máu… Theo các nhà khoa học, tinh dầu cho trẻ nếu dùng không khéo gây họa thì có tác hại tương tự xăng dầu, nước rửa kính…

2. Mật ong

Mật ong được khuyên là không nên dành choo trẻ dưới 1 tuổi, nếu dùng thái quá có thể gây hại ít nhiều cho não.

3. Thuốc lá

Khói thuốc từ ba hay những người đàn ông lớn trong nhà hút có thể gây hại cho trẻ, tệ hơn trẻ có thể nhai hay nuốt phải thuốc lá, tàn thuốc nếu ba mẹ không giám sát con kỹ càng. Chất nicotine trong thuốc lá có thể gây nôn, đổ mồ hôi, co giật…


Nếu ăn phải thuốc lá có thể khiến trẻ nôn, co giật​

4. Cồn trong một số sản phẩm

Bao gồm nước hoa, nước súc miệng, kem dưỡng cạo râu, rượu… Dù với lượng cồn nhỏ cũng có thể gây hại cho trẻ, như giảm đường huyết, buồn ngủ, động kinh, thậm chí tử vong… 

5. Remote tivi

Nhiều bậc ba mẹ hay để trẻ cầm remote tivi chơi, thậm chí ngậm trong miệng. Tuy nhiên, đây là một trong những vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà.

6. Muối

Muối dùng lượng nhiều không chỉ có hại cho thận, sức khỏe nói chung của trẻ mà não cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo các nhà khoa học, với trẻ dưới 1 tuổi thì 1/2 muỗng cà phê muối có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương của trẻ, và con số này ở trẻ từ 1-2 tuổi là 1 muỗng cà phê.


Cho trẻ ăn quá nhiều muối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ​

7. Thuốc sắt

Thuốc sắt có thể dùng cho trẻ khi cần thiết nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ, nếu trẻ dùng nhiều quá có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng.

8. Pin

Các dụng cụ như đồng hồ, đồ chơi… thường có pin tiểu hoặc pin nhỏ như cúc áo, nếu trẻ không may nuốt phải có thể mắc kẹt ở họng hoặc vào dạ dày gây độc, bỏng, viêm nặng vì hóa chất từ pin rỉ ra.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Dạy con biết nói câu "cảm ơn" và "xin lỗi" không khó!

Không phải đợi đến khi bé vào tiểu học thì các mẹ mới bắt đầu dạy con nói lời cảm ơn và xin lỗi đâu nhé. Ở tuổi lên 2, lên 3, nếu trẻ biết nói hai từ dễ thương này khi cần cũng là cách để trẻ lớn lên từng ngày và hình thành thói quen, nhân cách tốt sau này.

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Hãy thử những mẹo thú vị sau các mẹ nhé!

1. Đặt tình huống để dạy trẻ

Những tình huống như: Nếu có ai đó giúp con qua đường, mua cho con cây kẹo thì con sẽ làm gì? Nếu con làm một bé khác buồn thì con sẽ làm sao?..., ba mẹ cần đặt ra những tình huống như vậy để trẻ trả lời theo ý chúng. Sau đó, ba mẹ lắng nghe và phân tích đúng sai cho trẻ hiểu, đưa ra lời khuyên cho trẻ nên làm gì là đúng nhất. 


Dạy trẻ biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi" ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt khi lớn lên. ​

Ba mẹ cũng có thể giả vờ nhờ trẻ lấy giúp thứ gì đó và nói lời cảm ơn để làm ví dụ thực tế cho con xem. Hay, trong những buổi chơi "đồ hàng" cùng trẻ, ba mẹ hãy bày ra các tình huống để các nhân vật tham gia có điều kiện cảm ơn, xin lỗi nhau.

2. Tấm gương tốt cho con

Trẻ rất giỏi quan sát và bắt chước ba mẹ trong cách nói năng và cư xử hằng ngày với nhau cũng như với những người xung quanh. Vì thế, ba mẹ phải là tấm gương tốt trước hết cho trẻ noi theo. Bởi trẻ rất tinh ý nếu ba mẹ dạy chúng một bài học nào đó nhưng lại không tự mình thực hiện theo. Cho dù đó chỉ là một lỗi nhỏ hay nhận được một lời khen nhỏ thì ba mẹ cũng nên nói xin lỗi và cám ơn đúng lúc để trẻ thấy được đây là việc nên làm. 

3. Dạy con nói tròn câu

Hãy dạy trẻ, khi được nhận bất cứ món quà nào từ người lớn đều phải nói lời cảm ơn. Và thay vì chỉ nói cộc lốc hai từ "cám ơn" , ba mẹ nên bày trẻ nói tròn câu, rõ ràng: "Cháu xin cảm ơn món quà của cô/chú ạ" để thể hiện sự chân thành của mình với người tặng quà. 

4. Động viên khi con nhận lỗi

Khi trẻ biết cảm ơn người khác vì đã tặng quà hay giúp đỡ mình và trẻ biết xin lỗi khi mắc sai lầm, thay vì tiếp tục nhắc lại lỗi lầm của trẻ, ba mẹ hãy khen ngợi trẻ vì đã dũng cảm nhận lỗi. Đồng thời cũng nên cho trẻ biết rằng, ai cũng có thể mắc sai lầm và quan trọng trọng là phải biết xin lỗi và sửa sai.

5. Đừng cố bắt ép hay nạt nộ bé


Khi trẻ chưa sẵn sàng để nói "cảm ơn" và "xin lỗi" ba mẹ cần bình tĩnh dạy bảo bé nếu không sẽ phản tác dụng. 
Nếu bạn đã dạy bé rất nhiều lần mà bé vẫn chưa có thói quen nói lời cảm ơn và xin lỗi khi cần, thì cũng đừng quát mắng, trách phạt và ép buộc con phải nói ngay. Bởi đó không phải lỗi ở bé mà là ở bạn, do chưa dạy trẻ đến nơi đến chốn. Nếu cố ép trẻ trong tình trạng trẻ không thích, không biết thì trẻ sẽ bị áp lực hoặc thậm chí có ấn tượng không tốt với việc phải nói lời cảm ơn, xin lỗi. Hãy để trẻ tự quyết định nói lời cảm ơn vì có những trường hợp trẻ hoàn toàn không thích món quà hay việc người khác làm cho mình. 

Yeutre.vn​

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

10 sai lầm tai hại ba mẹ tạo thói quen ăn uống xấu cho trẻ.

Cho trẻ ăn uống đúng cách sẽ giúp con phát triển môt cách toàn diện. Nhưng không phải phụ huynh nào cũng hiểu rõ điều này. Dưới đây là 10 lỗi các bậc cha mẹ hay mắc phải khi cho con ăn uống.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.


Nhiều mẹ vẫn giữ thói quen đút cho trẻ ăn ngay khi trẻ đã lớn​


1. Không cho trẻ ăn cùng bữa với gia đình

Nếu bạn muốn trẻ tự biết ăn sớm thì hãy cho trẻ ăn chung cùng với gia đình. Đây chính là môi trường để trẻ quan sát và học hỏi cách ăn uống từ mọi người xung quanh.

Thường trẻ được 1 tuổi đã có thể ăn thức ăn chung cùng với mọi người trong nhà rồi. Vì vậy hãy nấu những món ăn không nhiều dầu và gia vị để trẻ có thể cùng ăn với các thành viên khác. Tuy nhiên hãy chú ý để giúp trẻ khi bé bị sặc hay ngạt thở vì thức ăn nhé.

2. Bắt trẻ ăn hết tất cả thức ăn bạn mang ra

Ép trẻ ăn là một cách nhanh chóng khiến trẻ thù ghét thức ăn. Vì vậy, hãy để trẻ ăn lượng mà bé muốn. Sự ép uổng có thể khiến bé bị nôn và sợ hãi chuyện ăn uống.

3. Để quá nhiều thực phẩm trong nhà bếp

Bé sẽ trở thành sâu ăn vặt và dễ dàng rơi vào trạng thái thèm ăn nếu có quá nhiều món ngon vật lạ được tìm thấy dễ dàng trong bếp. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn đúng bữa và đừng tạo điều kiện để bé bị chệch quỹ đạo.

4. Cho trẻ uống chất lỏng giữa các bữa ăn

Chất lỏng như sữa hay nước trái cây uống giữa các bữa ăn khiến trẻ bị no và không muốn ăn bữa chính nữa. Do đó, bạn nên trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ hoàn toàn, đồng thời hạn chế uống thức uống trong ngày.

5. Cho trẻ quyết định thói quen ăn uống

Trẻ sẽ ăn thứ chúng thích với mức độ mà chúng muốn. Đôi khi sự lựa chọn này hoàn toàn không hợp lý. Nhưng thay vì bắt ép con, bạn hãy trò chuyện với trẻ về vấn đề này và giúp trẻ nhận ra những rắc rối, cũng như tìm cách cải thiện.

6. Cấm hoàn toàn các loại thực phẩm không lành mạnh


Không nên cấm trẻ ăn hoàn toàn các thực phẩm như khoai tây, khoai lang chiên...​

Một số thực phẩm không được khuyến khích cho sức khỏe như: Khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt… Nhưng đây lại là những món ăn ưa thích của trẻ con. Việc cấm đoán hoàn toàn có thể gây ra những tổn thương đối với trẻ. Vì vậy, hãy nói cho trẻ biết là bạn giới hạn chúng ở mức nào. Việc không ăn thường xuyên sẽ không gây hại đến trẻ.

7. Không làm gương cho con cái

Con bạn sẽ học bạn rất nhiều thứ, kể cả việc ăn uống. Vì vậy đừng la rầy chúng là đồ chiên không tốt trong khi bạn lại là tín đồ của những món ăn giòn tan. Hãy làm gương cho trẻ hàng ngày.

8. Từ bỏ quá sớm

Việc giúp con nhận ra tầm quan trọng của việc ăn uống hợp lý khó hơn việc bạn quyết định con sẽ ăn thứ gì. Vì vậy mà nhiều bậc cha mẹ dễ dàng từ bỏ con đường thuyết phục sang ra lệnh. Nhưng để trẻ hiểu và tự thực hành lấy là chuyện tốt hơn ko chỉ bây giờ mà cho cả sau này của bé nữa.

9. Không lập kế hoạch cho bữa ăn

Nếu bạn thích gì ăn nấy và không có một kế hoạch cho bữa ăn thì bạn chắc chắn sẽ có những bữa ăn thiếu chất. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà hãy khoa học trong chuyện này.

10. Tiếp tục đút trẻ ăn cho đến khi lớn

Yêu con bằng cách tiếp tục chăm bẵm cho con dù bé đã ở độ tuổi nên tự lập chuyện ăn uống sẽ khiến cho trẻ trưởng thành chậm hơn. Từ lúc mới biết đi trẻ đã có thể tập ăn và đến khi 2 tuổi thì mẹ nên để trẻ tự ăn và lựa chọn thực phẩm cho mình.

Yeutre.vn (Sưu tầm)​

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Dinh dưỡng hợp lí cho bé phát triển thể chất và trí tuệ.

Ở tuổi lên 2, 3, đa số các bé đã cai sữa mẹ, không còn ăn bột, cháo và cũng có thể ăn các loại thức ăn cứng. Điều quan trọng lúc này là các mẹ cần dành cho bé một chế độ ăn uống đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể bé.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc


Nên thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ chất để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ​

Nhu cầu năng lượng

Một nghiên cứu của Tổ chức Nông nghiệp Hoa Kỳ (viết tắt USDA) chỉ ra rằng, khẩu phần ăn hàng ngày của một đứa trẻ từ 2 - 3 tuổi có thể bằng 2/3 khẩu phần ăn của một người trưởng thành.

Theo đó, bữa ăn của trẻ cũng sẽ bao gồm các nhóm chính: Tinh bột, rau xanh và hoa quả, thịt, cá, trứng, sữa và chất béo. Cụ thể:

- Tinh bột: có chứa các loại đường phức, vitamin B, đặc biệt là chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Theo đó, một đứa trẻ 2 – 3 tuổi cần 6 phần tinh bột mỗi ngày, mỗi phần tương đương: 2/3 lát bánh mì (hoặc 1/3 bát cơm hoặc mì sợi hoặc 2 chiếc bánh quy vuông…)

- Thịt, cá: cung cấp chất đạm (protein) giúp cơ thể trẻ duy trì năng lượng để hoạt động và lớn lên. Protein có trong thịt, cá, trứng, các loại hạt chứa dầu… Không chỉ cung cấp chất đạm, những thực phẩm loại này còn cung cấp sắt, kẽm và một số vitamin B. USDA khuyên mẹ nên cho bé 2 - 3 tuổi nên ăn 2 phần thực phẩm có chứa protein mỗi ngày, mỗi phần tương đương 1,5 quả trứng (hoặc 3 thìa bơ đậu phộng…).

- Hoa quả và rau xanh: cung cấp nhiều vitamin A, C, kali và chất xơ, chất chống ôxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch… Một đứa trẻ 2 – 3 tuổi cần 5 phần mỗi ngày, mỗi phần tương đương: 1/3 búp xúp lơ xanh (hoặc 1/3 cốc cà chua hoặc 2/3 quả chuối hoặc ½ cốc nước cam…)


Rau xanh và hoa quả cung cấp nhiều vitamin cho trẻ​


- Chất béo: cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết giúp trẻ hoạt động và lớn lên. Trẻ 2 – 3 tuổi có khẩu phần ăn tương đương 2/3 của người lớn, vì vậy bạn nên hạn chế chất béo có chứa cholesterol trong khẩu phần ăn của trẻ nhằm hạn chế các bệnh về tim mạch hay béo phì…

- Sản phẩm từ sữa: Phần lớn những sản phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa chua… đều chứa nhiều canxi giúp xương và răng của bé chắc, khỏe. Không chỉ thế, những sản phẩm từ sữa còn cung cấp nhiều đạm giúp cơ thể vẫn phát triển bình thường nếu trẻ không thích ăn thịt cá. Theo tính toán của USDA, mỗi ngày trẻ nên dùng 2 phần, mỗi phần tương đương 2/3 cốc sữa tươi (hoặc 1 miếng pho mát hoặc 2/3 hũ sữa chua…)

Cân đối khẩu phần ăn của trẻ 

Với nhu cầu năng lượng như trên, trong một ngày, các mẹ có thể chia ra thành các bữa ăn cho bé 2 - 3 tuổi như sau:

- Bữa chính: 2 hoặc 3 bữa với ít nhất 3 nhóm chất chính: chất bột (gạo, đỗ..), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng...), chất béo (dầu ăn, mỡ).


Trong bữa chính của trẻ cần đầy đủ 3 nhóm chất: chất bột, chất đạm và chất béo​

- Bữa phụ: 2 hoặc 3 bữa phụ gồm: sữa, bánh ngọt, súp, bún.... Tuy khẩu phần ăn của trẻ khá đầy đủ và đa dạng, nhưng nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì vậy, mỗi ngày mẹ nên cho bé uống khoảng 500-600 ml sữa (có thể gồm sữa công thức, sữa chua, sữa tươi...).

- Tráng miệng: 30 phút sau mỗi bữa ăn, nên cho trẻ ăn 1 - 2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả.


Yeutre.vn​

Những điều trẻ luôn mong mỏi ở cha mẹ

Một chuyên gia tâm lý người Mỹ đã từng tiến hành một cuộc điều tra lớn tại 20 quốc gia trên toàn thế giới. Đối tượng điều tra là 50.000 em bé trong độ tuổi từ 8-14. Ông đã cho rằng việc tìm hiểu về những điều trẻ mong muốn ở cha mẹ là gì vô cùng quan trọng.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.


Sau khi điều tra ông vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng: Mặc dù các em bé đến từ rất nhiều những quốc gia khác nhau, thuộc những dân tộc khác nhau nhưng những mong muốn các em muốn gửi tới cha mẹ lại rất giống nhau.


Từ cuộc điều tra này có thể thấy trẻ không hề để ý tới điều kiện kinh tế và địa vị xã hội của gia đình, điều có thể khiến các em thấy hạnh phúc hay không không quyết định bởi điều kiện tiền của của gia đình mà quyết định bởi việc các em có cảm thấy mình được hoà mình trong gia đình và được cha mẹ quan tâm hay không. Điều trẻ không thích nhất đó chính là việc cha mẹ thường xuyên cãi vã.

Một bé 8 tuổi người Luân Đôn viết rằng: “Thượng đế ơi, đừng để cha mẹ con lại tiếp tục cãi vã nữa”, bé 11 tuổi người Newyork viết rằng: “Đừng bao giờ bố mẹ con cãi nhau nữa.”

Chuyên gia còn phát hiện ra rằng, sự ấm cúng trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với việc học tập của trẻ. Kết quả học tập của những trẻ không có than phiền gì đối với cha mẹ cao hơn rất nhiều so với những trẻ trong lòng luôn phiền muộn vì vấn đề của cha mẹ.
10 điều trẻ mong mỏi ở cha mẹ

Những cuộc cãi vã của cha mẹ sẽ khiến trẻ vô cùng thất vọng

Những mong muốn của trẻ đối với cha mẹ có thể đúc kết trong 10 điều sau đây:

1. Trước mặt trẻ cha mẹ không nên cãi vã.

2. Đối với mỗi đứa con nên có một tình yêu công bằng.

3. Dù bất cứ lúc nào cũng không nên nói dối trẻ.

4. Giữa cha mẹ nên có sự nhường nhịn, tha thứ lẫn nhau.

5. Giữa cha mẹ nên duy trì quan hệ gắn bó mật thiết.

6. Nên tỏ ra đón tiếp nhiệt tình khi bạn của con đến chơi.

7. Đối với những vấn đề trẻ đưa ra cha mẹ nên cố gắng giải thích.

8. Không nên nói ra những lỗi lầm của trẻ trước mặt bạn bè của chúng.

9. Chú ý quan sát và tán dương những ưu điểm của trẻ, không nên quá cường điệu những khuyết điểm của trẻ.

10. Cảm xúc nên ổn định, không nên thường xuyên cáu gắt.

Nguồn: meyeucon.org