Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Mẹ bầu ăn chay suốt thai kì sinh con vẫn đạt chuẩn.

Mẹ Yulia Tarbath chỉ tăng 6kg trong suốt thai kỳ và con gái cô khi chào đời có cân nặng 3,3kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

Với phương châm vừa học, vừa chơi, mẹ có thể lựa chọn cho bé những sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất lượng đảm bảo và an toàn cho bé như đồ chơi gỗ, đồ chơi thông minh... giúp bé phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và tập trung ghi nhớ.

Trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ Yulia Tarbath, 33 tuổi, chỉ tăng 6kg và chỉ mất chưa tới hai tuần sau sinh, cô đã trở về được cân nặng như thời còn son. Điều đáng nói là con gái cô, Elanie khi chào đời khỏe mạnh bình thường và nặng đúng chuẩn 3,3kg.

Yulia, một huấn luyện viên dạy kỹ năng sống, đã kiên trì thực hiện chế độ ăn chay bao gồm nhiều rau quả, trái cây và nước ép để có đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và thai nhi. Ngoài ra cô cũng duy trì thói quen chạy bộ, đạp xe và đẩy tạ hằng ngày.


Trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ Yulia Tarbath, 33 tuổi, chỉ tăng 6kg.


Con gái cô chào đời vẫn rất khỏe mạnh.

Yulia, đến từ hạt Surrey, Anh, cho biết: "Tôi tập thể dục trong suốt thai kỳ và có chế độ ăn lành mạnh. Tôi không muốn ăn cho hai người".

Mỗi buổi sáng, Yulia bắt đầu bằng việc ăn 8 quả xoài. Khẩu phần ăn trưa của cô là 10 quả chuối và rau chân vịt - một loại rau có chứa nhiều sắt. Bữa tối của cô là đĩa salad lớn, sau đó là một cốc nước ép từ hơn 10 quả cam.

"Nữ hộ sinh của tôi nghĩ rằng tôi bị điên và giục nên ăn thêm. Những người trong phòng tập gym cũng thường đi về phía tôi và hỏi thăm tình hình sức khỏe. Họ cho tôi có vấn đề, nhưng tôi làm điều tôi muốn. Tôi không bao giờ làm mình kiệt sức, cũng không tập luyện quá mức hay nâng tạ quá nặng", cô nói.


Trong thời gian mang thai, Yulia Tarbath chỉ ăn hoa quả, rau xanh.


Cô rất chăm chỉ tập thể thao ngay cả khi mang thai.

Năm 2009, Yulia chuyển đến đảo Bali, Indonesia, cùng chồng là anh Paul, 41 tuổi, để thành lập một công ty huấn luyện cuộc sống. Năm 27 tuổi, cô quyết định nghiên cứu một số lựa chọn khác nhau để chiến đấu với tình trạng mệt mỏi kinh niên, các vấn đề về sinh nở, da khô, quầng thâm mắt và trầm cảm nặng.

"Rồi tôi nhận thấy những lợi ích của việc ăn chay. Hồi đó, tôi luôn mong có thai, nhưng lại có vài vấn đề. Tôi đã rất chán nản và bị mệt mỏi thường xuyên. Tuy nhiên, cuộc sống của chúng tôi đột nhiên thay đổi khi Paul và tôi chuyển sang ăn chay. Chúng tôi thực sự thích chế độ ăn này, và bắt đầu tập thể dục hai lần trong ngày.", Mirror dẫn lời Yulia kể lại.

Giữa năm 2013, Yulia thông báo cô đã thụ thai. Vợ chồng cô hạnh phúc chào đón con gái Elanie đến với thế giới hồi tháng 4 năm ngoái.

"Tôi không có ý định thay đổi cách sống của bản thân. Tôi vẫn tiếp tục tập thể dục khi biết mình mang bầu. Lúc cái thai đã được 5 tháng, nhìn bên ngoài trông tôi không có gì thay đổi cả. Mỗi sáng, tôi nâng tạ nhẹ nhàng và tập yoga, bơi lội và đạp xe vào buổi chiều".

Bà mẹ này cho biết cô luôn nghĩ đứa bé trong bụng sau này cũng sẽ năng động giống mình. Chỉ hai tuần sau sinh, Yulia giảm xuống còn gần 54 kg. Toàn bộ 6 kg mà cô tăng trong suốt thời kỳ thai nghén chỉ tập trung vào em bé. Hiện tại cô cũng đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Yulia cũng chia sẻ thêm nếu có thai lần hai, cô sẽ vẫn không thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. "Tôi sẽ vẫn chạy thi marathon trong lúc có bầu nếu sức khỏe cho phép", bà mẹ 33 tuổi nói.

Theo Khám phá

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

7 điều tuyệt đối không nên làm trước mặt trẻ khi chúng đang giận dư.

Khi trẻ cáu giận, hờn dỗi bố mẹ thường lúng túng trong cách xử lý và phạm nhiều sai lầm. Dưới đây là 7 điều mà các bố mẹ không nên làm khi trẻ cáu giận.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Việc trẻ cáu giận, hờn dỗi là điều có thể làm "đau tim" bất kỳ bà mẹ nào, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đoán trước được cơn giận và cố gắng làm dịu tình hình trước khi nó xảy ra. Tiến sỹ Tovah Klein - tác giả của cuốn "Cách trẻ lớn lên" cho rằng: "Tốt nhất bạn nên tìm hiểu điều gì có thể khiến bé trở nên cáu bẳn. Nếu bạn biết một số nguyên nhân có thể dẫn đến cơn giận dữ, hờn dỗi của trẻ, ví dụ bé thiếu ngủ hoặc đói, cố gắng chuẩn bị trước để tránh điều đó xảy ra."Nhưng nếu bạn đã cố gắng hết sức rồi mà bé vẫn bị "cảm xúc lấn át" thể hiện ra như đá chân lung tung, la hét và giãy nảy lên thì vẫn có những điều bạn nên tránh để không khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là 7 điều người lớn không bao giờ nên làm khi trẻ cáu giận:

Cười to

Cơn giận dữ của bé đôi khi rất buồn cười, nhưng hãy nghĩ xem: Cười lúc này có phải điều đúng đắn hay không? "Tại thời điểm bé đang bực tức, việc bạn cười sẽ làm cho bé nghĩ rằng cảm xúc của bé thật là kỳ cục" - Klein lưu ý. "Bé sẽ thấy thật đáng xấu hổ khi có những cảm xúc như vậy". Sự hài hước là điều rất quan trọng ở các bậc cha mẹ, tuy nhiên tốt nhất không nên cười trong lúc trẻ cáu giận.

Bắt chước lại hành động của bé

Đây có thể là một cách hay trong những tình huống không căng thẳng, nhưng cũng giống như việc bạn cười, việc trêu chọc bé và cảm xúc của bé "sẽ khiến bé xấu hổ và cảm thấy không được coi trọng".

"Điều này cũng dạy cho bé rằng việc lấy người khác ra làm trò cười, đặc biệt khi họ gặp khó khăn là một điều bình thường - trái với những gì các bậc cha mẹ mong muốn con mình học được, đó là cách sống chan hòa và tử tế với người khác" - Klein giải thích.

Mất bình tĩnh

Dù không dễ dàng, nhưng đừng để mình bị cuốn vào cơn thịnh nộ của bé - thay vào đó hãy "bình thản trong cơn bão". Cảm thấy yên tâm và bình tĩnh, trẻ sẽ lấy lại cảm xúc nhanh hơn và sớm ổn định tinh thần trở lại.

"Bé cần chúng ta ở bên, lắng nghe chứ không phải lên giọng giảng giải hay la mắng bé" - Klein nói.

Người lớn chúng ta chính là người có thể khiến bé thoát khỏi những cảm xúc khuấy động cao độ. Bé không thể tự làm điều đó một mình. Khi chúng ta mất bình tĩnh, bé sẽ càng khó chịu hơn và thêm vào đó cảm thấy sợ hãi và xấu hổ về bản thân mình. Hãy cố gắng tìm ra cách tự thuyết phục bản thân dằn xuống khi bạn cảm thấy mình bắt đầu mất kiểm soát. Klein gợi ý bạn có thể tự nhủ những điều như "Con không cáu như thế mãi được đâu" hoặc "Con vẫn còn rất bé mà".

Để bụng

Bé không hành động ngang bướng như vậy để làm bạn phiền lòng đâu. "Bạn nên lùi lại, hít thở sâu, và hãy nhớ rằng đứa trẻ đang la hét giãy giụa kia thực ra còn quá bé bỏng, vẫn đang phải cố gắng tìm hiểu cuộc sống xung quanh và đôi khi không thể kiểm soát được cảm xúc của mình" - Klein nói. "Không phải vì chúng ta. Mà là vì bé cảm thấy quá khó chịu và không biết làm thế nào để xử lý điều đó. Khi các bậc cha mẹ để bụng hành động của con trẻ, các bé sẽ có xu hướng khó chịu hơn và tình hình sẽ càng thêm tồi tệ.


Đừng cố gắng giải thích khi bé đang cáu giận. (Ảnh minh họa)

Bỏ đi

"Điều này có thể là hành động đáng sợ nhất với bé khi bé đang cáu giận" - Klein lưu ý.

"Nếu bạn nói với đứa con đang quấy khóc của mình rằng bạn đi đây, bé sẽ rất hoảng sợ. Việc làm này cho thấy bé không được thương yêu khi bé cảm thấy đau khổ buồn bực. Đó là cảm giác bị bỏ rơi trong khi bé lại rất cần biết bố mẹ sẽ yêu thương mình dù thế nào đi nữa." Khi bé cảm thấy khó chịu, bé vẫn cần cha mẹ mình bởi đang trong tâm trạng cảm xúc đẩy lên cao độ đã là một điều rất đáng sợ với bé và bé cần cảm thấy yên tâm là bé không chỉ có một mình.

Lưu ý: Nếu quá mệt mỏi, bạn cũng nên nghỉ ngơi một chút. Klein khuyên bạn nên quay đi, nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu và nhắc nhở bản thân mình rằng đứa trẻ rất bé bỏng này không phải lúc nào cũng vậy. Hãy làm tất cả những gì có thể để tự cân bằng lại và sẵn sàng bên bé

"Mua chuộc" bé

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã làm như thế. Khi bé bắt đầu quấy khóc trong nhà hàng, chúng ta sẽ cho bé một cái kẹo hoặc đưa cho bé cái iPhone để nghịch (dù có thể cảm thấy áy náy vì điều đó). Điều này có thể chấp nhận được, miễn là đây không phải quy tắc dạy con của bạn. "Nếu bạn trong hoàn cảnh cấp bách cần chuyển sự tập trung của bé sang hướng khác hoặc "mua chuộc" bé, cứ làm thế đi" - Klein nói. "Trong một số thời điểm "khó nhằn", nó có thể hiệu quả, nhưng sẽ không hiệu quả nếu bạn cứ dùng nó mãi. Chỉ sử dụng trong những giây phút cực kỳ ngặt nghèo mà bạn cần giải pháp ngay nhưng đừng sử dụng như một giải pháp thường trực." Chắc chắn bạn không muốn tạo tiền lệ cho con bạn là mỗi khi bé quấy, bé sẽ nhận được một que kem.

Cố gắng giảng giải cho bé

Vô ích thôi, vì bé không muốn nghe hay là cư xử hợp lý tại thời điểm đó. "Khi cảm xúc lấn át, khả năng suy nghĩ sẽ mất hết" - Klein giải thích. "Đừng cố nói át đi hay thuyết phục bé bất cứ điều gì khi bé đang cáu giận. Thay vào đó, hãy sử dụng vài từ ngữ đơn giản thôi như: "Mẹ ở đây rồi. Con đang buồn đúng không". Cố gắng vỗ về, mua chuộc, cầu xin bé chỉ làm tình hình tồi tệ thêm và khiến bé càng khó chịu.

Theo Trí thức trẻ

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Những điều mẹ thường xuyên nhắc nhở khi con bắt đầu bước vào năm học mới.

Theo các chuyên gia sức khỏe, trường học là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ, vì thế, để con có một năm học khỏe mạnh, bố mẹ hãy dạy con thật kỹ những điều dưới đây.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Có những điều cực kỳ đơn giản để giúp con có một năm học mới khỏe mạnh và vui vẻ nhưng bố mẹ lại vô ý không dạy con.

Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe học đường dành cho bố mẹ để dạy con những thói quen vệ sinh cần thiết cho một năm học khỏe khoắn và nhiều niềm vui.

1. Nhắc con luôn nhớ rửa tay sạch sẽ càng nhanh càng tốt khi về nhà sau khi đi học hoặc có các hoạt động vui chơi ngoài trời.

2. Luôn nhắc con không được dụi mắt, mũi và cho tay lên miệng, vì đó là những con đường nhanh nhất khiến các vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể.

3. Dạy con rửa tay sạch sẽ đúng cách. Rửa tay trong ít nhất 20 giây (tương đương với thời gian hát bài hát “Chúc mừng sinh nhật” 2 lần) là cách tốt nhất tiêu diệt vi khuẩn.

Rửa tay trong ít nhất 20 giây (tương đương với thời gian hát bài hát “Chúc mừng sinh nhật” 2 lần) là cách tốt nhất tiêu diệt vi khuẩn

4. Dạy con cách ho, xì mũi, hắt hơi vào một tờ giấy ăn sạch sẽ sau đó vứt chúng đi. Hoặc nếu không có giấy ăn sạch, dạy con cách dùng khuỷu tay để che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi, nhắc con không nên dùng bàn tay để che miệng khi ho, hắt hơi. Luôn rửa tay sạch sau khi ho, xì mũi, hắt hơi...

5. Dặn con từ cách từ chối việc chia sẻ, ăn chung đồ ăn và đồ uống với các bạn. Việc ăn uống chung là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị lây bệnh hoặc lây lan các bệnh truyền nhiễm trong trường học. Vì thế, đây là một kỹ năng sống cực kỳ cần thiết mà bố mẹ cần dạy con và nhắc nhở liên tục khi con bắt đầu một năm học mới.
Việc ăn uống chung là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị lây bệnh hoặc lây lan các bệnh truyền nhiễm trong trường học.

6. Dạy con cách lau mặt bàn, ghế trước khi ngồi xuống cũng là một cách để hạn chế nguy cơ nhiễm các vi khuẩn, virus gây bệnh.

7. Cùng con thực hiện các thói quen tốt cho sức khỏe bao gồm: Đi ngủ sớm, ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước.

Tốt nhất là hãy cho con nghỉ học và tránh tham gia các hoạt động công cộng khi con bị ốm.

Theo Trí thức trẻ

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Bí quyết của mẹ Nhậ dạy bé ăn rau.

Chỉ cần vài mẹo nhỏ, mẹ vẫn có thể khiến bé thích dần các loại thực phẩm mà bé không hề hứng thú như rau.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Việc trẻ 1 - 5 tuổi không chịu ăn rau hay bất kỳ một thực phẩm nào đó là "chuyện thường ngày ở huyện". Tuy nhiên, nếu mẹ có "chiêu" vẫn có thể khiến bé thích dần các loại thực phẩm "đáng ghét" mà không hề tạo stress cho bé để "con khỏe, mẹ vui".

Dưới đây là một số cách hay đơn giản mẹ Nhật đã dụ bé ăn rau hiệu quả, chị em nên "học lỏm":

1. Người lớn làm gương cho bé

Thói quen của bé chính là “tấm gương” phản chiếu lối sống của cha mẹ. Bé sẽ không đồng ý ăn các loại rau quả nếu cha mẹ ghét rau và chỉ ăn đồ chứa nhiều đường và chất béo... Vì vậy, cha mẹ hãy hình thành thói quen ăn uống lành mạnh để trở thành một “tấm gương sáng” cho bé.

2. "Thiết kế" hình rau, củ thật bắt mắt

Dùng các dụng cụ cắt hình hoa, ngôi sao, động vật,… hoặc bất kỳ hình nào bé thích để tạo hình các loại củ (như cà rốt, củ cải trắng, su hào….) rồi đem nấu thành súp hoặc bất kỳ món nào bé mê...


Ảnh: internet.

3. Rủ bé cùng làm bếp

Những bé thường xuyên giúp cha mẹ việc bếp núc sẽ có thói quen ăn uống lành mạnh và tính tự lập cao hơn các bé khác. Do đó, hãy động viên bé giúp đỡ cha mẹ các việc nhỏ như: xếp cà chua bi vào đĩa, bày dưa chuột vào đĩa đựng salat, trộn đều rau… Bằng cách này, bé sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều với các loại rau quả và hào hứng ăn chính “thành quả” của mình.

4. Để bé nhìn thấy bạn bè ăn rau ngon lành

Nên cho bé cùng đi với bạn đồng trang lứa và có khả năng ăn tốt, ăn giỏi. Khi đến giờ ăn thì cả mẹ và bé đều ăn cùng. Chú ý là các mẹ nên làm cơm hộp cho bé đủ màu sắc và hình dáng, mục đích là để hấp dẫn thị giác của bé trước. Khi ăn cùng với bạn, nếu bé thấy bạn ăn giỏi và ăn tất cả mọi thứ, kể cả loại bé không thích thì bé cũng sẽ bắt chước bạn. Khi đó bé sẽ chợt nhận ra “ôi món rau mình ghét hôm nay sao mà ngon thế!”.

5. Cho bé ăn món bé thích đầu tiên trong bữa ăn

Mẹo ở đây chính là cha mẹ phải cùng ăn với con và luôn miệng nói “ôi ngon quá” để kích thích tính tò mò của bé. Sau đấy thì có thể đem món bé không thích ra. Lúc đầu bé sẽ có thể không ăn, nhưng sau đó vì tò mò, hoặc lần 2, 3… bé sẽ “thử” múc món ăn mình không thích và trộn chung với món ăn mình thích để ăn thử. Lúc này mẹ có thể đem món bé “cực thích” ra xem như phần thưởng dành cho bé.

Theo Trí thức trẻ

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Cách chế biến thịt bò đúng cách khi cho bé ăn dặm.

Xay thịt bò sống trước khi nấu sẽ không bị bã, lại đảm bảo không bị mất quá nhiều chất có trong thịt.

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Thịt bò giàu sắt, protein và canxi nên cho bé ăn thịt bò là một trong những cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất.

Thời điểm cho bé ăn thịt bò

Do thịt bò nhiều protein nên các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên cha mẹ có thể cho bé ăn thịt bò khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.

Với nhóm thịt khác ít protein hơn, cha mẹ có thể cho bé ăn khi bé được khoảng 6 tháng tuổi.

Thực phẩm trộn chung với thịt bò là: súp lơ xanh, carrot, khoai tây, đậu đỗ, khoai lang, lê và táo.

Ăn thịt bò giúp bé hấp thu được chất sắt.


Ảnh minh họa.

Cách chế biến

Mẹ có thể dùng máy sinh tố xay thịt bò sống với một chút nước đến khi thịt gần mịn thì cho thêm rau xanh vào xay cùng. Dùng hỗn hợp rau xanh lẫn thịt bò nấu bột cho bé thì bột không bị bã lại đảm bảo đủ chất xơ.

Lúc đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cafe thịt bò băm nhuyễn. Sau đó có thể tăng lên 1-2 thìa cafe thịt bò hoặc nhiều hơn tùy theo độ tuổi của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng cách hấp thịt bò (cách này có tác dụng tránh hao hụt vitamin có trong thịt). Sau đó cho thịt bò đã hấp chín vào máy xay (hoặc có thể băm nhuyễn thịt bò, nếu băm nhuyễn nên dùng rây, rây lại thịt để thịt không còn những cục bã). Tiếp đến, bạn nấu thịt bò với bột và cháo của bé theo cách thông thường, tức là chờ khi bột hoặc cháo của bé đã chín là bạn đổ thịt và rau xanh băm nhuyễn vào nồi cháo (hoặc bột), chờ sôi lại là được.

Dinh dưỡng có trong 100g thịt bò là:

- Vitamin B1 (6mg), vitamin B2 (16mg).

- Phôtpho (186mg), magiê (20mg), sắt (2mg), canxi (6mg), kali (241mg), folate (10mcg), Nitrat (5,43mg).


Theo Trí thức trẻ

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Những lưu ý khi mẹ cho bé ăn trứng gà.

Nếu cho con ăn không đúng lúc và đúng cách, mẹ có thể sẽ vô tình làm hại con.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Đối với trẻ nhỏ, từ trước đến nay trứng gà luôn là một món ăn bổ dưỡng mà các mẹ vẫn cho bé ăn hàng ngày, thậm chí trứng gà còn được coi là một món ăn nhất-thiết-phải-có mỗi khi bé ốm sốt hay cảm gió. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học đã chứng mình điều ngược lại khiến một số mẹ phải giật mình: nếu cho con ăn không đúng lúc và đúng cách, mẹ có thể sẽ vô tình làm hại con.

1. Bé dưới một tuổi

Trong rất nhiều tài liệu hướng dẫn ăn dặm hay ngay cả trong thực tiễn hàng ngày, trứng gà vẫn được liệt kê như là một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cho trẻ. Ngay cả phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hiện đang thu hút sự chú ý của các mẹ cũng gợi ý món cháo trứng gà cho bé 7 tháng tuổi. Nhưng có một sự thật mẹ không hề hay biết, trứng gà và các sản phẩm làm từ trứng gà có thể gây ra nguy cơ dị ứng cao cho bé. Bé bị dị ứng trứng thường do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà (nhất là lòng đỏ). Có một lượng nhỏ những chất hóa học trong trứng gà cũng khiến bé có cơ địa mẫn cảm xuất hiện dấu hiệu dị ứng. Thậm chí với một số bé quá nhạy cảm, làn da bé cũng nhanh chóng bị dị ứng ngay khi vừa tiếp xúc với mùi vị trứng. Vì những nguy cơ tiềm ẩn này, mẹ chớ dại cho con ăn trứng gà khi bé chưa đầy 1 tuổi.

2. Bé vừa ốm dậy

Nếu các mẹ vẫn hay chế biến trứng cho con mỗi khi con bị cảm sốt, hãy suy nghĩ lại bởi có thể mẹ không biết hành động của mẹ có thể gây ra sai lầm tai hại đến thế nào. Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể. Như vậy khi bé bị sốt mà còn ăn thêm trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng mạnh khiến bệnh của bé không những cải thiện mà còn trầm trọng thêm.

3. Bé bị cảm, sốt

Mẹ cũng nên thật cẩn thận khi nấu thực phẩm này cho con khi bé mới ốm dậy. Trên bề mặt vỏ trứng có chứa rất nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn rất dễ xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng. Khi bé mới khỏi ốm, sức đề kháng còn quá yếu nên mẹ không nên cho bé ăn trứng tươi, luộc chưa chín hay đập vào cháo nóng.


Ảnh minh họa.

4. Bé bị tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy, việc chuyển hoá các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những mẹ làm mất tác dụng bồi bổ mà còn làm cho bệnh của bé nặng thêm.

5. Bé có tiền sử tim mạch

Đối với những bé có các bệnh về tim mạch như tim bẩm sinh, hở van tim v.v, mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn trứng bởi trong trứng có hàm lượng cholesterol cao dễ ảnh hưởng đến bệnh của trẻ.

6. Bé bị tiểu đường

Trẻ em bị đái tháo đường là một khái niệm mới lạ nhưng đã dần trở nên quen thuộc trong thời điểm hiện tại. Vì chế độ ăn uống của trẻ không lành mạnh và chưa quá nhiều đồ ngọt nên rất nhiều trẻ em tiểu học hiện nay mắc căn bệnh này. Nếu bé của mẹ đang bị tiểu đường, ngoài các đồ ăn ngọt và tinh bột, mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn trứng bởi thực phẩm này chứa nhiều chất gây hại cho bệnh tình của bé

7. Bé bị thừa cân, béo phì

Vì trong trứng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, một trong những thủ phạm của tình trạng thừa cân ở trẻ, nên mẹ có thể hạn chế tối đa việc chế biến trứng đối với những bé đang thừa cân. Thay vào đó, một chế độ ăn hợp lý bao gồm các loại rau xanh và hoa quả chưa nhiều vitamin là những món ăn mẹ cần cung cấp cho bé mỗi ngày.

Theo Khám phá

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Mách mẹ cách quấn chăn chuẩn cho bé ngon giấc.

Quấn khăn cho trẻ có thể là trở ngại cho những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Bài viết có kèm ảnh hướng dẫn này sẽ giúp bạn học cách quấn khăn cho con nhanh và đúng cách.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh là chìa khóa giúp trẻ có những đêm ngủ ngon giấc. Vậy các mẹ đã biết kỹ thuật quấn khăn cho trẻ đúng cách? Hãy xem hướng dẫn kèm hình ảnh minh họa dưới đây nhé!

Bước 1: Trải khăn xuống giường ngay ngắn.


Bước 2: Lật ngược khăn lại sao cho mặt trong của khăn ở bên trên. Sau đó, gấp một góc của khăn lại.





Bước 3: Đặt em bé lên mặt khăn, phía đầu của trẻ nằm ở góc khăn vừa gấp, lệch sang phía bên trái.





Bước 4: Đặt trẻ nằm ngay ngắn trên mặt khăn, rồi kéo phần góc khăn dưới cùng lên trên phía bụng và ngực trẻ.



Bước 5: Giữ mép khăn áp sát vào cạnh sườn của trẻ bằng tay trái, sau đó kéo sang phải.


Bước 6: Để 2 tay của trẻ hướng lên cao, rồi kéo vạt khăn bên trái vắt sang bên phải. Tay trái của mẹ giữ góc khăn ở nách trẻ, tay kia giữ vạt khăn ở bên phải.


Bước 7: Tay trái của mẹ miết lên phía ngực trẻ để giữ khăn ôm sát người trẻ, tay kia kéo tiếp vạt khăn bên tay phải vắt sang tay trái.


Bước 8: Vòng vạt khăn còn thừa qua lưng trẻ bằng cách nâng nhẹ trẻ.


Bước 9: Quấn mép khăn còn thừa vào khe ở cổ trẻ.


Bước 10: Hoàn thành việc quấn khăn.


Việc quấn khăn cho con chỉ làm trong vòng từ 5 - 7 phút và giúp trẻ ngủ sâu, không bị giật mình và giúp giữ ấm cơ thể trẻ suốt đêm. Chúc các mẹ trẻ học quấn khăn cho con chuẩn, nhanh và tận hưởng hạnh phúc làm mẹ lần đầu với hướng dẫn thiết thực này!


Theo Công luận